Hoạt động

  • Giới thiệu sự hình thành và phát triển của bộ môn: nhân sự và các chuyên ngành hẹp

Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan thuộc Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường Đại học Xây Dựng được thành lập năm 2009. Tiền thân của Bộ môn là những giảng viên thuộc Bộ môn Quy hoạch đô thị, một bộ môn có bề dày 60 năm đào tạo. Hiện nay, Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan có 9 giảng viên đang tham gia giảng dạy các môn học liên quan đến quy hoạch và thiết kế cảnh quan. Tuổi đời và tuổi nghề của các giảng viên trải từ trên 30 năm đến gần 10 năm, được cấp bằng Phó giáo sư, Tiến sỹ, Thạc sỹ trong và ngoài nước với các môn học gắn với quy hoạch cảnh quan vùng, thiết kế chi tiết kiến trúc cảnh quan, kỹ thuật và hạ tầng cảnh quan, phân tích không gian – xã hội trong kiến trúc cảnh quan, địa lý nhân văn trong kiến cảnh quan… Các mảng kiến thức chủ đạo và bổ trợ luôn được phối kết hợp song hành cùng nhau để mang đến một hệ thống nhận thức và phương pháp thực hành tổng thể và cụ thể nhất cho người học. Bên cạnh kiến thức giảng dạy học thuật thì các giảng viên của Bộ môn luôn là những người tham gia tích cực vào các hoạt động thực hành tư vấn thiết kế, kiện toàn thể chế quản lý quy hoạch và kiến trúc, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội-cộng đồng.

  • Giới thiệu về chuyên ngành: triết lý đào tạo, sản phẩm KTS cảnh quan, đóng góp cho xã hội của chuyên ngành, triển vọng của KTS cảnh quan…

Trong nhiều năm gần đây, với sự phát triển lớn mạnh của ngành quy hoạch và kiến trúc, công việc quy hoạch và thiết kế kiến trúc cảnh quan đang có một vai trò hết sức quan trọng đóng góp vào chất lượng thiết kế và thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng trên mọi quy mô và tính chất. Quy hoạch và thiết kế kiến trúc cảnh quan cần được nhìn nhận là một chiều cạnh cơ hữu của công tác quy hoạch và thiết kế xây dựng. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì chuyên ngành quy hoạch và thiết kế KTCQ chưa thực sự được đầu tư đúng mức về vai trò trong công tác quy hoạch và phát triển mà trong đó, công tác đào tạo nhân lực phục vụ chuyên ngành này cũng đóng góp một vai trò đáng kể.

Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực thiết kế KTCQ trong hiện tại và tương lai, chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan đã được thành lập nhằm mục đích đào tạo phục vụ cho xã hội nói chung và môi trường kiến trúc quy hoạch nói riêng một đội ngũ nhân lực có nền tảng kiến thức và kỹ năng thiết kế cơ bản về KTCQ và có thể thích ứng với những biến động của thực tiễn. KTS cảnh quan cần phải là người không những có kiến thức, kỹ năng của chuyên ngành mà còn được đào tạo khả năng thích ứng với tính chất làm việc đa ngành và hợp tác trên quy mô phức hợp.

  •  Giới thiệu về khung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo Kiến trúc Cảnh quan được xây dựng dựa trên sự tham khảo của nhiều ngành đào tạo trên thế giới. Lộ trình bao gồm 4 năm (bằng cử nhân Kiến trúc Cảnh quan với 150 tín chỉ) + 1 đến 1,5 năm (bằng KTS, Thạc sỹ + 30 tín chỉ ) với nhiều nhóm môn học: cơ sở lý thuyết KTCQ, cây xanh, sinh thái, bảo tồn, xã hội học... Bên cạnh việc học lý thuyết, sinh viên KTCQ còn được tham gia làm đồ án thiết kế, xây dựng mô hình, vận dụng lý thuyết vào trong sáng tác các bản vẽ, chuẩn bị cho công việc thiết kế thực tế sau này cơ hội việc làm rộng mở.

  • Giới thiệu một số hoạt động của bộ môn: giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn thiết kế và phát triển cộng đồng

Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan hoạt động với đội ngũ giảng viên có năng lực giảng dạy, nghiên cứu, tư vấn thiết kế và phát triển cộng đồng.  Trong bất kỳ môi trường nào, đặc biệt là chuyên ngành Kiến trúc Cảnh quan, sự hiểu biết và kỹ năng về 4 mảng trên cần phải được cùng lúc song hành và trau dồi.  Bộ môn mong muốn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên trong tương lai gần sẽ là các mầm lá phát triển toàn diện trong xã hội và thị trường.

Hy vọng những hoạt động đã qua và trong tương lai sẽ là bước tiến hữu ích để kết nối môi trường đào tạo, doanh nghiệp, hành nghề và nghiên cứu khoa học.

Chúng tôi có niềm tin mãnh liệt rằng với những kế hoạch và nội dung như trên, chuyên ngành KTCQ sẽ phát triển và vững mạnh như nó vốn phải như vậy! Hướng tới mùa tuyển sinh 2021!

Sân chơi hòa nhập cho học sinh khiếm thi trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (HN) được giảng viên Bộ môn khởi xướng và thiết kế cùng sự tham gia của Câu lạc bộ sinh viên Quy hoạch ĐHXD dưới sự bảo trợ của Đại sự quán Australia và Sở giáo dục Hà Nội được khánh thành tháng 7/2016

 

Các hội động thẩm duyệt được thành lập để xét duyệt mở chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan, góp phần xây dựng bộ khung chất lượng đào tạo.

TALKSHOW Chuyện nghề Cảnh quan tháng 6/2020 - là hoạt động diễn đàn thường niên Kiến trúc cảnh quan, nơi gắn kết con người với thiên nhiên, và cũng là gắn kết cộng đồng con người với nhau.

Bộ môn chú trọng tới việc phát triển các hoạt động chuyên môn như  hội thảo, talkshow, nghiên cứu hiện trạng thực địa. Gần đây nhất là Chuyện nghề Cảnh quan tháng 6/2020 được tổ chức và truyền thông rộng rãi, trở thành mối quan tâm của nhiều sinh viên, thầy cô và đơn vị thiết kế.

Lễ ra mắt chi hội Kiến trúc sư Cảnh quan được tổ chức tại trường Đại học Xây dựng ngày 26/1/2021 nhằm kết nối mạng lưới đào tạo và hành nghề trong cả nước.

Giảng viên Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan tham gia Workshop ”Đô thị sông  nước thích ứng với biến đổi khí hậu” với bà Kelly Shannon, Trường Đại học KU Leuven Bỉ được tổ chức tại Cần Thơ vào năm 2020

 

Giảng viên bộ môn tham gia làm nhiệm vụ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia tại huyện Cẩm Giàng, Hải Dương tháng 6/2018

Giảng viên Bộ môn và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn cuộc sống tại Ninh Bình tháng 6/2019

Ảnh 6. Một trong những hoạt đông học hỏi và tri ẩn những thế hệ đi trước nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan với các hoạt động ngoại khóa - Giải Bóng Đá toàn Trường NUCE.

Khách mời danh dự trong Talkshow Chuyện nghề cảnh quan 2020 - Ông Andy Cao - nghệ sỹ cảnh quan nổi tiếng trên toàn thế giới với các dự án Glass Garden, Lullaby garden, Crystal worlds... Khi thiết kế cảnh quan trở thành niềm đam mê, họ sẽ trở thành người Nghệ sỹ.

----------------------------------------------------

Giới thiệu chuyên ngành Kiến trúc Cảnh quan - Đại học Xây Dựng

https://www.youtube.com/watch?v=WWGLf-OienA