NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Cầu Long Biên – TP Hà Nội
Một hành trình – Triệu sắc Xanh: Chương trình “Chào K69 - Ngành Kiến trúc Cảnh quan”
Tre trong đời sống và xây dựng làng xã của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Tổng quan về áp dụng sinh thái cảnh quan vào công tác quy hoạch trên Thế giới
NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
(7580102)
1. Giới thiệu ngành, thời gian đào tạo, cấp bằng
1.1. Giới thiệu ngành:
Kiến trúc Cảnh quan là lĩnh vực chuyên môn khoa học tổng hợp, ứng dụng hài hoà các nguyên lý về khoa học và nghệ thuật, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi - giải trí, thiết lập và cải tạo môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc nhằm mang lại mối quan hệ tổng hòa và bền vững giữa Thiên nhiên - Con người - Kiến trúc, đáp ứng ngày càng tốt hơn trước những nhu cầu và thách thức của xã hội hiện nay.
Chương trình đào tạo được xây dựng theo Chuẩn đào tạo Kiến trúc sư của ỦY BAN KIỂM ĐỊNH KIẾN TRÚC QUỐC GIA HOA KỲ (NAAB) và giảng dạy theo Phương pháp tiếp cận CDIO (C - Conceive - Hình thành ý tưởng, D - Design - Thiết kế, I - Implement - Triển khai, O - Operate - Vận hành) nhằm trang bị cho sinh viên không chỉ kiến thức chuyên môn sâu về Kiến trúc Cảnh quan mà còn trang bị các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo và khởi nghiệp để có thể làm việc trong môi trường toàn cầu.
1.2. Thời gian đào tạo và cấp bằng
- Cử nhân (4 năm)
- Kiến trúc sư (tương đương trình độ thạc sĩ: 5 ÷ 5,5 năm)
2. Kiến thức, kỹ năng đạt được sau khi tốt nghiệp
2.1. Kiến thức
- Kiến thức tổng quát về thực hành nghề nghiệp Kiến trúc Cảnh quan, đồng thời có kiến thức lý thuyết nền tảng rộng trong mối liên hệ với những ngành gần khác như Quy hoạch và Kiến trúc...
- Kiến thức cơ bản về khoa học Tự nhiên - Văn hóa - Xã hội, Nhân văn, Nghệ thuật, Khoa học Chính trị và Pháp luật.
- Kiến thức cơ bản về Con người, Sinh thái cảnh quan, Sinh vật, Môi trường và Địa lý cảnh quan.
- Kiến thức vững chắc về đồ họa, diễn họa và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiến trúc cảnh quan.
- Kiến thức chuyên sâu về lịch sử kiến trúc cảnh quan và lý thuyết thiết kế cảnh quan.
- Kiến thức chuyên sâu các hệ thống kỹ thuật, vật liệu và công nghệ trong xây dựng công trình cảnh quan.
- Kiến thức cơ bản về quản trị, lập kế hoạch, tổ chức quá trình thiết kế kiến trúc cảnh quan.
- Hiểu biết các quy định về hành nghề kiến trúc cảnh quan trong nước và quốc tế.
- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.
- Có năng lực học tập và nghiên cứu ở các bậc cao hơn.
- Có khả năng tham gia các Chương trình Phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) để nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng hành nghề.
2.2. Kỹ năng
- Kỹ năng tổng hợp để giải quyết các vấn đề phức tạp về môi trường và sinh thái.
- Kỹ năng phân tích, tích hợp các hệ thống tự nhiên và văn hóa trong các dự án ở các cấp độ quy mô.
- Kỹ năng chuyên sâu về hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, và vận hành trong thiết kế cảnh quan.
- Kỹ năng thuyết trình các vấn đề và giải pháp thiết kế, thi công cảnh quan; chuyển tải, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng trong thực hành nghề nghiệp.
- Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá chất lượng công việc của cá nhân và tập thể.
- Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
- Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng linh hoạt các giải pháp thiết kế và thi công công trình cảnh quan.
- Có khả năng nhận diện và phân loại được các tác động của giải pháp thiết kế cảnh quan và môi trường xây dựng đối với sức khỏe, an toàn, công bằng xã hội, môi trường sinh thái, ở các quy mô khác nhau.
2.3. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp
- Tuân thủ Hiến pháp, Luật, các Văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hành nghề và Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của Kiến trúc sư hành nghề.
- Có khả năng nhận thức về trách nhiệm đối với các giá trị và nhu cầu của con người, xã hội, văn hóa, đô thị, kiến trúc, kiến trúc cảnh quan và môi trường.
- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi.
- Có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn.
- Có năng lực hướng dẫn và giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
3. Chương trình đào tạo tích hợp liên ngành, bao gồm
- Nhóm các môn học về GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG.
- Nhóm các môn học về LÝ THUYẾT – LỊCH SỬ KIẾN TRÚC/ CẢNH QUAN.
- Nhóm các môn học về thiết kế CẢNH QUAN.
- Nhóm các môn học về CÔNG NGHỆ, VẬT LIỆU và KỸ THUẬT CẢNH QUAN.
- Nhóm các môn học về MỸ THUẬT, ĐỒ HỌA/ DIỄN HỌA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN.
- Nhóm các môn học về KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP.
- Nhóm các môn học tích hợp LIÊN KẾT ĐA NGÀNH/ ĐA CHUYÊN NGÀNH.
- Hệ thống ĐỒ ÁN TÍCH HỢP gắn với Dự án KIẾN TRÚC CẢNH QUAN thực tế.
- Các chương trình thực tập và thực hành nghề nghiệp tại các xưởng thiết kế và các công ty thiết kế Kiến trúc Cảnh quan (Đặc biệt có chương trình Tham quan xuyên Việt hàng năm về Kiến trúc Cảnh quan và Đô thị).
- Nhóm các môn học về TÀI CHÍNH, QUẢN LÝ, QUẢN TRỊ DỰ ÁN.
4. Cơ hội học bổng và hỗ trợ học tập
- Học bổng cho sinh viên thủ khoa, sinh viên xuất sắc từ các đối tác của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
- Học tập dưới sự hướng dẫn của các giảng viên trẻ, nhiệt tình, năng động, được đào tạo bài bản tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới, đạt nhiều giải thưởng khoa học và thiết kế Kiến trúc/ Cảnh quan trong nước và quốc tế.
- Việc làm và trải nghiệm thực tế tại các công ty, văn phòng thiết kế uy tín trong nước từ những năm đầu học tập thông qua các chương trình thực tập và thực hành nghề nghiệp.
- Giao lưu học tập với cộng đồng sinh viên sinh viên ngành Kiến trúc cảnh quan trong nước và quốc tế thông qua các cuộc thi dành cho sinh viên, hội thảo, xưởng thiết kế và giải thưởng kiến trúc cảnh quan… trong và ngoài nước.
- Học tập theo các chương trình trao đổi sinh viên và học tập chuyển tiếp ở các trường nước ngoài theo chương trình liên kết và hợp tác với trường Đại học Xây dựng Hà Nội. (đối với các sinh viên có trình độ ngoại ngữ, điểm học tập và các yêu cầu khác đạt tiêu chuẩn của trường đối tác)
5. Cơ hội việc làm
- Quản lý, tư vấn thiết kế công trình kiến trúc và cảnh quan;
- Nhà sản xuất, giám sát hay thi công xây công trình kiến trúc và cảnh quan;
- Quản lý, giám sát tại các cơ quan Nhà nước về quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị và nông thôn hay tại các Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình kiến trúc, kiến trúc cảnh quan;
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu…
- Thu nhập khởi điểm khá (khởi điểm ≥ 10 triệu VNĐ/tháng).
- Tương tác học tập và làm việc với các lĩnh vực khác như kinh tế, phát triển bền vững, biến đổi khí hậu từ đó phát triển thêm các cơ hội công việc mới;
6. Cơ hội học tập sau đại học
- Học bằng hai, sau đại học với nhiều suất học bổng bán phần và toàn phần đến từ các trường đại học cùng nhóm ngành trong và ngoài nước.
- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn trong nước và quốc tế.
7. Liên hệ: Khoa Kiến trúc và Quy hoạch
Phòng 116, 117 nhà A1 – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Điện thoại: (024) 3869 1973; (024) 6656 7770
Website: http://www.ktqh.huce.edu.vn
Email: ktqh@huce.edu.vn
Hoặc liên hệ trực tiếp với:
TS. KTS. Phạm Anh Tuấn - Trưởng Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan
Điện thoại: (024) 3628 5280
Hotline: 0983 456 898
Email: bm.ktcq@huce.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/bmktcq
Nguồn: Đại học Xây dựng Hà Nội.