Tre trong đời sống và xây dựng làng xã của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ

22/08/2024 Lượt xem : 779

Sinh viên Kiến trúc Cảnh quan Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tham quan thực tế tại Tập đoàn Triệu Điền: Hành trình khám phá cây xanh và không gian xanh
Bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp trường của Nghiên cứu sinh Phùng Thị Mỹ Hạnh
THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI NGHỊ VÀ TRIỂN LÃM THÀNH TỰU CHI HỘI KIẾN TRÚC SƯ CẢNH QUAN VIỆT NAM
SỰ KIỆN HỘI THẢO XU HƯỚNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VIỆT NAM 2025 VÀ LỄ TRAO GIẢI ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 2024
BUỔI LỄ CHẤM GIẢI THƯỞNG ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NĂM 2024

                                                     

  1. Mở đầu

                    Tre xanh xanh tự bao giờ

                     Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

                     Thân gầy guộc lá mong manh

                     Mà sao nên lũy nên thành tre ơi! (Nguyễn Duy)

    Tre gắn bó với xóm làng

     Đã từ rất lâu rồi cây tre là người bạn thân thiết của con người Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi miền đất nước, từ những bụi tre ven các làng xóm Đồng bằng Bắc Bộ cho tới những cánh rừng tre bạt ngàn ở Đồng Nai, Bình Dương... tre làm bạn với ta ở khắp mọi nẻo đường.

    Cũng bởi cây tre phổ biến như vậy nên từ xa xưa, ông cha ta đã biết dùng Tre để tạo ra các sản phẩm hữu ích phục vụ cho cuộc sống con người, mỗi ngày các vật dụng đó càng phổ biến, đa dạng và cải tiến dần theo thời gian để đạt được cả các giá trị về chức năng sử dụng với mẫu mã đa dạng. Tre dùng để  xây dựng nhà cửa, làm các vật dụng sản xuất như đơm đó đánh cá,rổ rá,thúng mủng... hay làm các đồ vật như bàn ghế tre, chõng tre, giường tre...chế tạo các loại nhạc cụ như sáo, nhị kèn...hay dùng làm trò chơi cho trẻ em như khăng,chuyền...Mới kể sơ qua ta đã thấy cây tre có mặt trong đời sống một cách phổ biến như thế nào cũng bởi tre là vật liệu dễ kiếm, dễ trồng được nhưng lại mang giá trị sử dụng bền bỉ, dễ tiêu hủy đi,đốt hay bỏ đi đều không gây hại cho môi trường.

   

 Tre dùng trong dựng nhà cửa 

 Tre tạo ra dụng cụ lao động

   

Tranh làm bằng tre

 

Tre tạo ra đồ dùng sinh hoạt (cối say thóc, dần sàng, xảo)

  

 

Ngoài giá trị sử dụng, các vật liệu tre cũng có tính thẩm mỹ rất cao, từ màu xanh của cây tươi thành vật dụng mang màu vàng óng ả, qua thời gian trở thành vàng sậm. Những cách đan, cách tạo hình của vật dụng qua bàn tay của người lao động đã trở thành những đồ vật không chỉ thích dụng mà còn đẹp, mang giá trị văn hóa sáng tạo.

  Các vật dụng từ cây tre gắn bó với đời sống nhân nhân ta như vậy,lâu đời như vậy nhưng trước nền kinh tế thị trường,khoa học công nghệ phát triển thì các sản phẩm tre dần được thay thế bằng các vật liệu mới ,sản xuất thuận tiện hơn như nhựa,cao su, sắt, inox.....Vậy vấn đề đặt ra ở đây là các sản phẩm tre mang nhiều giá trị  văn hóa,lịch sử lâu đời , sử dụng thân thiện với môi trường như vậy thì con người chúng ta có nên lựa chọn một cách ứng xử khác với vật liệu tre để lưu giữ lại một phần văn hóa đang bị mai một đi hay không ???.

 

  1. Sử dụng tre trong kiến trúc và đời sống của người dân vùng Đồng Bằng Bắc Bộ 2.1 Giới thiệu chung về cây tre

         Tre là một nhóm thực vật thường xanh đa niên thân gỗ, thuộc bộ Hòa Hảo,Phân họ Tre, Tông tre (bambuseae) một số loài của nhóm này rất lớn và được coi là lớn nhất trong bộ hòa hảo .Hiện trên thế giới có khoảng hơn 1000 giống tre thì Việt Nam đã có tới khoảng hơn 1/3,  tức là có khoảng hơn 300 loài phân bố khắp mọi miền của đất nước như: Tre, Giang, Vầu, Mai,  Nứa, Lồ Ô, Tre Làng Ngà, Tầm Vông,Trúc xanh..... (Mạnh Tông, Mỡ)

          Tre cũng là một loài thực vật có hoa, nhưng chỉ nở một lần duy nhất vào cuối đời. hoa tre có mùi hơi nồng và màu vàng nhạt như màu đất. Tre có tuổi thọ từ 5 - 60 năm, tre có thân rễ ngâm, sống lâu mọc ra chồi gọi là măng, thân rạ hóa mộc có thể co từ 10 - 18m, ít phân nhánh, mỗi cây có khoảng 30 đốt. dưới đây là một số loài phổ biến

1.1) trúc xanh1.2) tre lấy măng
1.3) Bụi tre ở một làng ven Hà Nội  1. 4)  tre ngà

                         Ngày nay trong công cuộc hiện đại hoá nhưng cây tre vẫn giữ một vị trí quan trọng trong đời sống mọi người. Với đặc điểm là một loại cây rất dễ trồng, lớn rất nhanh và sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây tre có thể phục vụ lợi ích của con người trên rất nhiều phương diện:

- Trong xây dựng: cây tre dùng để làm nhà, lợp mái...

 - Trong công nghiệp: cây tre dùng để sản xuất ra giấy, chất đốt diesel có thể lấy từ cây tre...

- Trong nông nghiệp: cây tre làm ổn định đất trồng và bón phân cho đất...

- Trong y học: lá tre dùng để chữa một số bệnh như bệnh ngứa, bệnh chảy máu, bệnh hen suyễn...

- Trong thực phẩm: búp non của cây tre có thể ăn được gọi là măng.

- Trong âm nhạc: cây tre dùng để làm ra các nhạc cụ âm nhạc như: đàn tơ-rưng, sáo, đàn gió...

 - Trong thủ công mỹ nghệ: cây tre dùng để làm ra các sản phẩm trang trí nhà cửa rất đẹp và tiện dụng như: khung tranh ảnh, bát, đĩa, khay, bàn, ghế, giường, tủ...

Và cuối cùng, cây tre là nguồn thu nhập của rất nhiều người trên toàn thế giới không chỉ riêng ở Việt Nam.

   1.5) sáo trúc     1. 6) chơi khăng
1.7) tăm tre1.8) tre trồng hộ đê

      

                            Tre được sử dụng để tạo ra từ những vật nhỏ nhất như tăm tre cho tới làm những công trình lớn như nhà cửa,các vật dụng đòi độ bền cao nhưng bàn ghế,giường tủ,...hay làm đồ chơi cho trẻ em....cây tre có tính năng sử dụng đa dạng.

Cây tre đối với văn hóa dân tộc Việt

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả - được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt...

                                        

Cây tre là biểu tượng Việt Nam

      Cùng với cây đa, bến nước, sân đình, một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng - hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày).

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến.

Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập - Tự do cho Tổ Quốc.

                 “Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,”

Tác dụng của tre đối với chất đất đang được nghiên cứu với quan sát rõ nhất là tre mọc rất mạnh tại những vùng bị rải chất độc màu da cam trong Chiến tranh Việt Nam.

Tre được sử dụng làm nhà, (cột, kèo), làm đũa, làm máng nước, làm rổ rá, vật dụng nông nghiệp (gầu, cán cuốc, cán xẻng). Tre non làm thức ăn (măng). Tre khô kể cả rễ làm củi đun. Tre trồng dày đặc làm rào tự nhiên cho các làng ở đồng bằng miền Bắc.

Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre.

      Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy, bài hát "mấy nhịp cầu tre " của nhạc sĩ Khánh Băng.... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như: đàn tơ tưng, sáo, kèn, ...

Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm...

 

      " Làng tôi, nghe đu đưa mấy nhịp cầu tre......" tre gắn bó thân quen

    

Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.

Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre......

     Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẻ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre.

Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng:

               “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”.

Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước - Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

     Tre có mặt từ vùng núi cho tới đồng bằng, tất cả các vùng miền trên đất nước VN đều có sự sống của cây tre. 54 dân tộc anh em trên đất nước VN đều có đời sống không nhiều thì ít vẫn gắng bó với cây tre.

Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá... bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Việt Nam là một nước nông nghiệp dễ kiếm tre, có diện tích rừng núi lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển trồng rừng tre, phục vụ sản suất và đời sống đặc biệt trong kiến trúc, cũng như có thể thúc đẩy để tre trở thành thế mạnh của nền kinh tế nước nhà, và bảo vệ thiên nhiên.

Khí hậu nóng ẩm gió mùa ở Việt Nam cũng là một trở ngại cho Việc sứ dụng vật liệu tre sao cho chịu được độ ẩm cao, nắng mưa thay đổi liên tục điều đó đòi hỏi phải có giai đoạn xử lý tre thật tốt khi chế biến.

 

  1. Các dạng sử dụng tre truyền thống trong kiến trúc và đời sống của người dân vùng Đồng Bằng Bắc Bộ

3.1 Sử dụng tre trong kiến trúc xây dựng

Vật liệu tre là một loại vật liêu truyền thống đặc biệt tốt cho xây dựng tại Việt Nam vì tre là nguồn vật liệu phong phú và chỉ cần 5 năm là có thể sử dụng được. Theo định nghĩa vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống là các loại VLXD được sử dụng trong xây dựng, trang trí các công trình kiến trúc, được lấy trực tiếp từ thiên nhiên như sỏi, đá, gỗ, đá ong, tre , nứa… hoặc chất liệu từ thiên nhiên và qua các công nghệ chế tác hình thành nên các sản phẩm như: gạch nung, ngói, gốm, sứ, đồ tráng men, sơn ta…Thông thường VLXD truyền thống có xuất xứ từ địa phương, thường được sử dụng cho kiến trúc nội ngoại thất từ lâu đời.

Ngày nay khi đi về những vùng nông thôn Việt Nam, ta vẫn còn nhìn thấy một số nhà làm bằng các vật liệu được cho là thô sơ như đất sét trộn rơm rạ, tranh tre, nứa. Ngôi nhà tranh vách đất, làm bằng những nguyên liệu thô sơ, thủ công, nhưng lại rất cầu kì. Bè tre ngâm trong ao bùn vài năm nhằm chống mối mọt. Mái lợp ngói, lá cọ hoặc cỏ gianh. Tre được chẻ và chuốt nhỏ, đan thành vách, tán cửa. Đất trộn bùn, rơm băm, có nơi trộn vôi và chát liếp đan nong đôi, nong ba. Những căn nhà như vậy có thể chịu được mưa nắng từ 10-15 năm mới phải tu chỉnh.

                 

  Sử dụng tre làm mái nhà    

      

Các cột chống bằng tre      Cửa, liếp, chõng tre

                  

                                Cầu tre

       

Giàn Trầu bên cạnh nhà Cổng và tường rào tre

                

      Một số nhà kết hợp với tre và đất, trong đó khung vì kèo và các hoành xà bằng gỗ, còn lại đòn tay, rui mè, tường vách liếp là tre. Những ngôi nhà trát vách đất rất sạch sẽ và vuông vắn, vừa thanh nhã, mà thoáng mát. Tuỳ nắng gió từng địa vực, bộ mái có thể dâng cao hạ thấp. Ngày nay, mặc dầu với công nghệ hiện đại, có nhiều vô số các loại vật liệu mới nhưng vật liệu từ tre vẫn được đâu đó coi trọng và tôn vinh với vẻ đẹp riêng biệt. Áp dụng công nghệ hiện đại, vật liệu tre đã có được chế biến thành rất nhiều loại sản phẩm trang trí nội thất. Vật liệu sàn tre, trần tre, đồ nội thất bằng tre, các tấm ván tường bằng tre... mang lại các ưu điểm như nhiều hoa văn độc đáo, màu sắc tự nhiên và giữ được độ sáng trong nhiều năm, chịu nhiệt độ cao và hạn chế khả năng bén lửa, là sản phẩm thay thế gỗ tự nhiên hiệu quả nhất.

       Sử dụng tre trong các đồ dùng gia đình

        Cây tre có chức năng rất đa dạng, từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng tre để tạo ra các vật dụng phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Những vật dụng hằng ngày đã gắn bó với dân ta bao đời trong sinh hoạt từ vật nhỏ nhất là tăm tre, đũa tre, rổ rá tre, rế bắc nồi, cho tới nong, nia, nia, thúng, mủng... các vật lớn hơn như chạn để, giường - chõng tre, bàn ghế tre, thang tre.... nhân dân ta trong đời sống đã sáng tạo ra nhiều dụng cụ để đời sống của mình thêm thêm tiện lợi, bền chắc và dần dần đạt tới tính thẩm mỹ cao. các vật dụng nhỏ thì có độ bền đôi ba năm, vật dụng lớn như bàn ghế, chõng tre, thì mang độ bền cao khoảng 7-8 năm tùy theo cách sử dụng cũng như khai thác xử lí nguyên liệu ban đầu.

 

               

2.1) đũa tre      2. 2) một góc bếp xưa sử dụng các dụng cụ tre

  

2.3) xảo tre2. 4) lồng gà

             

2.5) rổ rá tre       2. 6) sọt tre

 

              

  2.7) giá tre 2. 8) bàn ghế tre

   

   2. 10) bu gà

               

        

                                                       2.11) giường tre

    Tre được dùng để làm các vật dụng trong đời sống hằng ngày làm giường,bàn ghế, đũa tre, bàn ghế tre, sọt tre, lồng gà, sảo, rổ rá, trạn tre, tủ tre...

    Trên đây là các hình ảnh một số vật dụng thân quen hay được sử dụng trong gia đình người dân ở vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa kia. Cho tới ngày nay thì một số vật dụng vẫn được sử dụng mà không một vật liệu nào có thể thay thế được. Tuy rằng ở mỗi thời mỗi khác nhưng những vật dụng từ tre mà ông cha ta sáng tạo ra để phục vụ con người luôn mang một giá trị văn hóa, truyền thống, tuy mộc mạc bình dị nhưng lại rất chắc chắn, kì công.

 

 Sử dụng cây tre làm dụng cụ sản xuất, chăn nuôi, ngư cụ.

Quá trình lao động sản xuất thì gắn liền với quá trình sáng tạo, không chỉ nhân dân ĐB bắc bộ, mà bất kì dân tộc nào ở các vùng miền cũng cần tạo ra các công cụ lao động hữu ích phục vụ cho việc sản xuất đạt kết quả cao hơn. và Tre lại tiếp tục được sử dụng để tạo ra các vật dụng phục vụ sản xuất như:

     - đơm đó, nơm để đánh bắt cá ở sao hồ sông suối nhỏ.

     - các loại giỏ cua, giỏ cá để chứa đựng.

     - vó kéo, giậm để đánh bắt tôm tép, cá nhỏ trên ao hồ.

     - làm cán cuốc, cán xẻng, cán các dụng cụ hái gặt, phần tay cầm của cày bừa (dùng trâu, bò), mõ trâu, bò, cào đất...trong quá trình làm đất cày bừa, trồng trọt.

     - quang gánh thúng mủng, xảo, dần, sàng, nong nia, mẹt, cho quá trình gieo trồng thu hoạch.

     - các loại sọt to nhỏ để vận chuyển hàng hóa.

     - xa xe sợi để dệt vải.

    - các loại cột để kéo cờ làng, cờ hội là các cây tre to, già và thẳng, các thân tre nhỏ làm cây sào để chống các giàn cây, treo các loại nông sản.

    - chuồng gà, chụp nhốt gà, các loại gia cầm.

        

3.1) chụp cá bằng nơm3.2) quang gánh tre

        

3.4) đơm đó bắt tôm tép  3.5) cót đựng thóc

  

         

3.6) thuyền tre 3.7) đánh giậm

  

          

3.8) giỏ đựng cá    3.9) giậm tre TK XIX  

         

 

  3.10) gàu sòng  3.11) khau sòng

   

3.12) mủng tre  3.13) rế để nồi

       

              

Một số giải pháp sử dụng tre cho các chức năng mới:

- Đèn tre

    

- Ghế tre

 

- Nội thất

                    

          Sử dụng tre làm ván sàn, tường, cột, đồ dùng trong nhà

    Nhóm nghiên cứu Di sản làng Việt – Trường ĐHXDHN