THAM QUAN DÃ NGOẠI VÀ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ, DANH THẮNG CÔN SƠN – KIẾP BẠC
Ngày 11/12/2022, Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan tổ chức hoạt động tham quan dã ngoại cụm di tích lịch sử - danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương với mục đích tham quan, nghiên cứu bảo tồn di sản và thiết kế kiến trúc cảnh quan truyền thống. Đồng thời, đây cũng là hoạt động tăng cường giao lưu và gắn kết các thành viên trong Bộ môn.
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Cầu Long Biên – TP Hà Nội
Một hành trình – Triệu sắc Xanh: Chương trình “Chào K69 - Ngành Kiến trúc Cảnh quan”
Tre trong đời sống và xây dựng làng xã của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Tổng quan về áp dụng sinh thái cảnh quan vào công tác quy hoạch trên Thế giới
Quần thể di tích lịch sử, danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt gắn liền với những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân nhà Trần đánh thắng giặc xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh thế kỷ XV. Các di tích nổi bật của quần thể này là đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – người anh hùng dân tộc, người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, chùa Côn Sơn, đền thờ Quan đại tư đồ Trần Nguyên Đán và đền thờ Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Ngoài các công trình kiến trúc tiêu biểu trên thì quần thể di tích lịch sử - danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc còn chứa đựng một hệ thống sinh thái cảnh quan hết sức phong phú với các yếu tố tự nhiên đặc sắc như hồ, suối, núi, rừng Côn Sơn (cụm di tích Côn Sơn) và núi Trán Rồng, sông Lục Đầu. Trải qua trên 700 năm lịch sử, tại khu di tích này, các lễ hội truyền thống gắn với khu di tích vẫn được duy trì, có sức thu hút đặt biệt, trở thành nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng.
Việc tham quan thực tế quy hoạch và kiến trúc cảnh quan quẩn thể di tích lịch sử, danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc là một hoạt động bổ ích cho các giảng viên Bộ môn Kiến trúc cảnh quan có thể kết nối kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong công tác bảo tồn và thiết kế di sản văn hóa lịch sử với hệ thống nguyên lý thiết kế công trình, cảnh quan cũng như ý thức gìn giữ, tôn vinh giá trị các yếu tố thiên nhiên của ông cha trước đây. Quần thể di tích lịch sử, danh thắng là một ví dụ tiêu biểu cho thủ pháp thiết kế cảnh quan gắn chặt với các quy luật phong thủy như “tựa sơn, hướng thủy”, “tiền nhất hậu đinh” đón vượng khí, trật tự và hình thái bố trí các thành tố kiến trúc đền, chùa theo tín ngưỡng dân gian và đặc biệt là các giải pháp thiết kế cây xanh đặc trưng trong công trình tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống. Các giảng viên Bộ môn Kiến trúc cảnh quan cũng đã có một trải nghiệm chinh phục đỉnh núi Côn Sơn lên Bàn cờ tiên và cùng trao đổi kiến thức về sự phong phú, đặc tính và cách sử dụng các loài cây xanh tự nhiên của địa phương trong thiết kế kiến trúc cảnh quan. Việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn thiết kế ngay trên hiện trường là một phương pháp làm việc bổ ích để trau đồi trình độ phục vụ giảng dạy và hành nghề. Ngoài ra, hoạt động dã ngoại cũng góp phần tăng cường sức khỏe thể chất, khơi gợi cảm hứng sáng tạo cũng như thắt chặt liên kết đồng nghiệp giữa các giảng viên trong Bộ môn.
Các giảng viên Bộ môn tại đền Kiếp Bạc
Nghi môn đền Kiếp Bạc
Di sản văn hóa lịch sử luôn phải gắn bó và thích ứng với cuộc sống đương đại
Bên giếng mắt Rồng và nghi môn đền Kiếp Bạc
Bên bờ sông Lục Đầu – đền Kiếp Bạc
Tại khu di tích lịch sử núi Côn Sơn
Trong khuôn viên chùa chính Côn Sơn
Thiết kế cây xanh trong quần thể di tích
Trên đường lên Bàn cờ tiên, đỉnh núi Côn Sơn
Niềm vui của hành trình chinh phục đỉnh núi
Trau dồi kiến thức và kinh nghiệm qua hoạt động tham quan thực tế
Niềm vui của sự gắn kết công việc và tình đồng nghiệp
Mỗi chuyến đi là nhiều bài học về cuộc sống và nghề nghiệp
Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan - Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội/./