WAT UNESCO 2023: Sáng kiến phát triển đô thị ven sông Hà Nội

22/05/2023 Lượt xem : 156

[VOV2]- WAT UNESCO đã lựa chọn Hà Nội để nghiên cứu mối quan hệ, sự phát triển của đô thị và mặt nước đặc biệt là dòng sông Hồng đoạn chảy qua cái khu vực trung tâm đô thị để nghiên cứu.Workshop 2023 thu nhận nhiều sáng kiến hay của các bạn trẻ.

SỰ KIỆN HỘI THẢO XU HƯỚNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VIỆT NAM 2025 VÀ LỄ TRAO GIẢI ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 2024
BUỔI LỄ CHẤM GIẢI THƯỞNG ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NĂM 2024
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Cầu Long Biên – TP Hà Nội
Một hành trình – Triệu sắc Xanh: Chương trình “Chào K69 - Ngành Kiến trúc Cảnh quan”
Tre trong đời sống và xây dựng làng xã của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Workshop Atelier Terrain (WAT) UNESCO là dự án nghiên cứu nâng cao năng lực thiết kế thông qua hoạt động hợp tác quốc tế và đưa ra các giải pháp sáng tạo cho vấn đề đô thị ở các thành phố khác nhau trên thế giới.

WAT UNESCO 2023 với chủ đề: "Đô thị và Nước" được tổ chức bởi UNESCO Chair in Urban Landscape cùng với trường Đại học Montreal, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, trường Đại học Quốc gia Singapore và trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Năm nay, WAT UNESCO đã lựa chọn Hà Nội để nghiên cứu mối quan hệ, sự phát triển của đô thị và mặt nước đặc biệt là dòng sông Hồng đoạn chảy qua khu vực trung tâm đô thị để nghiên cứu. Các nhóm nghiên cứu tập trung vào 3 chủ đề chính "cảnh quan sinh thái" "Văn hoá" và "Kinh tế -Xã hội" với mục tiêu "Khôi phục lại kết nối bền vững giữa đô thị và dòng sông, hướng tới nền kinh tế sáng tạo - "Reclaiming a Sustainable Connection Towards a Creative Economy".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Cao Lãnh, Trưởng khoa Kiến trúc Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng Hà Nội: Mục tiêu của dự án là đưa những không gian mặt nước, không gian ven sông, ven hồ trở thành những không gian sống và có ích trong đô thị. Trong workshop, rất nhiều ý tưởng mới để việc sử dụng cho khu vực ven sông, khu vực bãi giữa của sông Hồng và có thể áp dụng cho Hà Nội trong tương lai.”

Sau 2 tuần nghiên cứu thực địa, điều tra khảo sát, các nhóm nghiên cứu đưa ra được những ý tưởng hay, thú vị, sát với nhu cầu thực tiễn nhưng rất sáng tạo trong việc bảo tồn các giá trị tự nhiên sinh thái đồng thời khai thác các yếu tố đặc trưng của khu vực, đem lại một không gian thú vị, hấp dẫn và thân thiện với môi trường.

PGS.TS Tạ Quỳnh Hoa, Trưởng khoa Đào tạo Quốc tế, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đánh giá: Trong quá trình 2 tuần cùng làm việc, sinh viên quốc tế và sinh viên Việt Nam phối hợp hiệu quả, đưa ra được những giải pháp sáng tạo, khơi gợi được những sáng kiến thực tiễn để đề xuất tới chính quyền thành phố Hà Nội cũng như các nhà chuyên môn nhằm cải thiện, phát triển môi trường sinh sống của dân cư ven sông.

Bà Trần Thị Ngọc Hân, cán bộ Ban Văn hóa, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội chia sẻ: “Workshop lần này là một trong những sáng kiến của UNESCESCO nhằm kết nối các bạn sinh viên quốc tế từ một số trường đại học. Các bạn sinh viên rất sáng tạo, họ cũng chính là những chủ nhân tương lai của của thế giới, của chính thành phố này. Vì vậy khi mà chúng ta cho họ cơ hội được tham gia vào hoạch định làm cho thành phố đáng sống hơn thì đây cũng chính là cái cách mà chúng ta trao quyền cho giới trẻ.

Hiện nay, người dân sống tại Hà Nội rất ít không gian xanh, không gian tự nhiên để phục vụ hoạt động vui chơi giải trí, giúp cuộc sống con người gần gũi với thiên nhiên. Thông qua dự án WAT UNESCO sẽ góp phần gia tăng các sáng kiến cho cảnh quan đô thị tại khu vực sông Hồng.

Với quyết tâm đóng góp ý tưởng mới mẻ cho dự án, em Đinh Văn Phú, sinh viên năm 4 Đại học Kiến Trúc Hà Nội cho biết: “Dự án của nhóm em tập trung vào mô hình lọc nước bị ô nhiễm nặng nề tại dọc khu vực sông Hồng, góp phần cải tạo và để trở thành một không gian sống kết nối với thành phố Hà Nội. Em và các bạn đã học hỏi được rất nhiều từ phương pháp làm việc của các bạn sinh viên quốc tế để rút ngắn thời gian nghiên cứu và làm cho dự án đạt hiệu quả cao.”

Đối với Mitive sinh viên Đại học Montreal, Canada được khám phá đất nước Việt Nam là điều thú vị nhất mà em từng được trải nghiệm. Em ấn tượng với năng lực của các bạn sinh viên Việt Nam: “Tham dự Workshop quốc tế lần này, em thấy các bạn sinh viên Việt Nam có trình độ hiểu biết cao và kỹ năng làm việc rất tốt. Các bạn sinh viên Việt Nam nên tích cực tham gia những hoạt động như thế này để có thể phát triển bản thân tốt hơn".

Ấn tượng với chuỗi hoạt động tại workshop, tiến sĩ Shin Koseki, đại diện trường Đại học Montreal, Canada chia sẻ: “Workshop lần này rất chuyên sâu, đã có rất nhiều những sáng kiến tiềm năng cho sự phát triển đô thị của người dân ven sông Hồng. Tôi đánh giá cao các em sinh viên Việt Nam, các em hoạt động rất tích cực, hòa đồng nhanh. Đây cũng là cơ hội quý báu để sinh viên Canada cùng sinh viên Việt Nam hợp tác thực hành, học tập và trao đổi kinh nghiệm”.

Emmanuel Cerise, Giám đốc viện nghiên cứu vùng IMF tại Việt Nam đánh giá rất cao hiệu quả của workshop lần này. Theo ông, văn hóa là điều quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là sử dụng văn hóa để phát triển thành phố cho tương lai. Bản thân nền văn hóa Việt Nam rất thú vị, nhưng nếu chúng ta không sử dụng nó không đúng mục đích thì nó sẽ không mang lại giá trị.

WAT UNESCO là hoạt động liên kết thường kỳ giữa UNESCO Chair in Urban Landscape, trường Đại học Montreal với các tổ chức quốc tế. WAT UNESCO kết thúc bằng một lễ trao giải chính thức, trong đó những ý tưởng xuất sắc nhất nhận được huy chương của UNESCO. Những sáng kiến sẽ được UNESCO tập hợp lại, đóng góp trong các chương trình họp đề xuất đối với thành phố Hà Nội.

Nguồn: VOV2