Kết quả hợp tác quốc tế

07/06/2021 Lượt xem : 482

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay.

Sinh viên Kiến trúc Cảnh quan Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tham quan thực tế tại Tập đoàn Triệu Điền: Hành trình khám phá cây xanh và không gian xanh
Bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp trường của Nghiên cứu sinh Phùng Thị Mỹ Hạnh
THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI NGHỊ VÀ TRIỂN LÃM THÀNH TỰU CHI HỘI KIẾN TRÚC SƯ CẢNH QUAN VIỆT NAM
SỰ KIỆN HỘI THẢO XU HƯỚNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VIỆT NAM 2025 VÀ LỄ TRAO GIẢI ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 2024
BUỔI LỄ CHẤM GIẢI THƯỞNG ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NĂM 2024

Bộ môn Kiến trúc cảnh quan luôn coi trọng việc phát triển hợp tác quốc tế và nhận thức được rằng chỉ thông qua hợp tác và hội nhập quốc tế mới có thể tiếp cận những mô hình giáo dục và đào tạo tiên tiến, cập nhật các tri thức mới và giải pháp khoa học công nghệ hiện đại trong kiến trúc cảnh quan. Đồng thời, việc hợp tác quốc tế cũng giúp Nhà trường nói chung và Bộ môn nói riêng tranh thủ các nguồn lực quốc tế nhằm phát triển nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất, khẳng định vị thế về chất lượng đào tạo, phát triển nghiên cứu ứng dụng phục vụ đất nước và xã hội.

Lợi thế phát triển hợp tác quốc tế:

Mặc dù Bộ môn Kiến trúc cảnh quan là một Bộ môn mới thành lập còn non trẻ, đang trong quá trình tích lũy, củng cố và phát triển nhưng Bộ môn có thế mạnh là nơi quy tụ của các cán bộ, giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động hợp tác quốc tế. Phần lớn thày cô được đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở các nước có nền kiến trúc nói chung và kiến trúc cảnh quan nói riêng phát triển, tiên tiến như: Hà Lan, Nhật, Bỉ… hoặc đã có kinh nghiệm chủ trì và tham gia các dự án hợp tác quốc tế tầm cỡ về nghiên cứu khoa học, thiết kế kiến trúc, quy hoạch, workshop...

Điển hình như:

  1. Tiến sỹ, Giảng viên Phạm Anh Tuấn (Trưởng Bộ môn), hoàn thành luận án Tiến sĩ tại trường KU Leuven (2013, Vương quốc Bỉ):
  • Thành viên tham gia hợp tác nghiên cứu giữa Trường Đại học KU Leuven (Bỉ) và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Việt Nam dưới sự tài trợ của Belsco đề tài: “Đô thị nước thích ứng biến đổi khí hậu tại Việt Nam” (2011)
  • Giảng viên hướng dẫn các Workshop quốc tế với sự hợp tác tổ chức của nhiều đơn vị trong và ngoài nước (trường đại học Xây dựng, Đại học KU Leven - Bỉ, Đại học Đồng Tế - Thượng Hải - Trung Quốc, Đại sứ quán Đan Mạch, Đại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Đại học Huế, Đại học Yesin, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cần Thơ, Đại học Lâm nghiệp, Viện quy hoạch đô thị và nông thôn Việt Nam) về chủ đề “Nghiên cứu đô thị nước và rừng cho phát triển bển vững, thích ứng biến đổi khí hậu” cho Thành Phố Hà Nội (2011, 2018), Đà Lạt (2018), Huế (2019), Cần Thơ (2010, 2020)
  • Điều phối và thúc đẩy ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng với Khoa Khoa học Kỹ thuật, trường đại học tổng hợp KU Leuven, Vương Quốc Bỉ (2019)
  1. Thạc sỹ, Giảng viên Đặng Việt Dũng (Phó Trưởng Bộ môn):
  • Thành viên tham gia hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam (Bộ Khoa học công nghệ, Bộ tài chính, Bộ GD&ĐT) và Hungary dự án: “Hợp tác nghiên cứu với Hungary để phát triển các thành phố Việt Nam trong tương lai” (2007-2009)
  • Phó trưởng đoàn, giảng viên hướng dẫn Workshop quốc tế 2016 Asian networking design worrkshop tại Quảng Châu (Trung Quốc) chủ đề: “Design Guishan” (2016)

 

  1. Thạc sỹ, Giảng viên Phùng Thị Mỹ Hạnh, tốt nghiệp Thạc sỹ tại trường Đại học Wageningen (Hà Lan):
  • Thành viên tham gia Chương trình Trao đổi sinh viên và giảng viên giữa các cơ sở đào tạo ngành kiến trúc cảnh quan châu Âu và châu Á được tổ chức bởi trường ĐH Wageningen (Hà Lan) với sự tham gia của các nước Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Anh, Bồ Đào Nha, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Việt Nam chủ đề: “Xưởng thiết kế quốc tế về cảnh quan đô thị và nông thôn nhằm hồi sinh vùng Binnenveld, Hà Lan” (2003)
  • Thành viên tham gia Chương trình hợp tác giữa Trường ĐH Xây dựng và ĐH Tổng hợp Laval (Quebec, Canada) Dự án “hợp tác quốc tế về nâng cao năng lực về Quy hoạch và quản lý đô thị - Nghiên cứu trường hợp ở khu mật độ cao phường Bùi thị Xuân Hà nội” (2000-2005)
  • Thành viên tham gia Dự án nghiên cứu hợp tác Á - Âu (AsiaLink) do Cộng đồng chung Châu Âu tài trợ nhằm nâng cao năng lực của các nhà nghiên cứu về bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc và đô thị diễn ra tại Hà Nội, L'Aquila, Côn Minh, Vientiane, Dresden (2004-2007)
  • Trưởng đoàn Đại học xây dựng ký kết Biên bản ghi nhớ giữa ĐHXD và ĐH Phranakhon Rajabhat (Thái Lan) trao đổi và đào tạo sinh viên ngành kiến trúc và xây dựng trong Chương trình Hội thảo Quốc tế lần thứ 1 về "Kỹ nghệ Công nghiệp cho triển vọng phát triển trong khối ASEAN" diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) (2015,2017)
  • Thành viên tham gia Ban tổ chức Workshop quốc tế “Kiến trúc xanh hướng tới cộng đồng bền vững” diễn ra tại Hà Nội (2017)
  1. Thạc sỹ, Giảng viên Nguyễn Hoàng Linh:
  • Thành viên tham gia Chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Kiến trúc Quốc Gia (Bộ Xây dựng – Việt Nam) và Đại học tổng hợp Masachusett -MIT (Mỹ) phục vụ Đề tài: “Nhà ở cho vùng bão lụt của Việt Nam” (2009)
  • Thành viên tham gia Đề tài nghiên cứu “Kiến trúc xanh cho phát triển nhà ở bền vững tại VIệt Nam” theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ Trung Quốc (2010)
  • Thành viên tham gia chương trình hợp tác giữa Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị & nông thôn (Bộ Xây dựng) và Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) lập Đồ án Quy hoạch chung Thủ đồ Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (2010)
  1. Thạc sỹ, Giảng viên Doãn Minh Thu:
  • Thành viên tham gia Đề tài: “An toàn phòng cháy trong Kiến trúc” hợp tác giữa Trường Đại học TUS (Nhật Bản) và Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị UAI (2020)

 Một số hình ảnh tham gia chương trình hợp tác quốc tê của Giảng viên bộ môn


Định hướng phát triển hợp tác quốc tế:

Năm 2021 đóng một dấu mốc quan trọng của Khoa Kiến trúc & Quy hoạch nói chung và Bộ môn Kiến trúc cảnh quan nói riêng khi hoàn thành kế hoạch mở Chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan cho bậc đào tạo đại học và tuyển sinh khóa đầu tiên cho năm học 2021-2022. Để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tiếp cận với chất lượng đào tạo quốc tế, Bộ môn xác định hợp tác quốc tế là một công việc mũi nhọn. Định hướng phát triển hợp tác quốc tế trong thời gian tới tập trung vào các nội dung sau:

  1. Xây dựng chương trình học theo chuẩn quốc tế CDIO và tham khảo các trương trình đào tạo ngành Kiến trúc cảnh quan của các trường quốc tế có tiếng trên thế giới nhằm đạt chất lượng đào tạo quốc tế và vẫn đảm bảo phù hợp nhất với điều kiện của Việt Nam.
  2. Thúc đẩy hợp tác liên kết đào tạo, trao đổi sinh viên, giảng viên với một số trường quốc tế có chương trình đào tạo bằng cử nhân Kiến trúc cảnh quan, Kiến trúc sư cảnh quan và cao hơn.
  3. Tiến tới mở chương trình đào tạo Kiến trúc sư cảnh quan song ngữ Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
  4. Liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong và ngoài nước để cung cấp các gói học bổng thường niên, liên kết thực tập nghề nghiệp, hỗ trợ việc làm cho sinh viên chuyên ngành Kiến trúc cảnh quan đang học và sau khi ra trường
  5. Tăng cường tổ chức hoặc tham gia các Hội thảo, workshop, chương trình hợp tác quốc tế, cuộc thi quốc tế … trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan nói riêng và kiến trúc quy hoạch nói chung.
  6. Hợp tác với các đối tác giáo dục, đào tạo quốc tế trong các nội dung về nâng cao chất lượng giảng viên và phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ nghiên cứu, đào tạo, thực hành Kiến trúc cảnh quan.