4 Dự án cảnh quan truyền cảm hứng cho quy hoạch đô thị
Bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp trường của Nghiên cứu sinh Phùng Thị Mỹ Hạnh
THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI NGHỊ VÀ TRIỂN LÃM THÀNH TỰU CHI HỘI KIẾN TRÚC SƯ CẢNH QUAN VIỆT NAM
SỰ KIỆN HỘI THẢO XU HƯỚNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VIỆT NAM 2025 VÀ LỄ TRAO GIẢI ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 2024
BUỔI LỄ CHẤM GIẢI THƯỞNG ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NĂM 2024
Kiến trúc sư cảnh quan là những nhà tư tưởng vĩ đại, họ luôn mang lại sự ngạc nhiên với từng dự án mà họ thiết kế. Ý niệm đằng sau kiến trúc cảnh quan là thúc đẩy hệ sinh thái tự nhiên và khuyến khích sự tương tác của con người – chống lại các vấn đề toàn cầu như: biến đổi khí hậu, thiếu hụt nguồn nước và phòng chống nạn đói.
Do đó, tạo điểm nhấn không gian trong thiết kế các khu vực công cộng ngoài trời không phải là việc dễ dàng khi kiến trúc cảnh quan giúp môi trường sống của chúng ta an toàn, lành mạnh và bền vững hơn.
Sau đây là 4 dự án kiến trúc cảnh quan đã có những đóng góp nhất định cho quy hoạch của thành phố mà dự án được thực hiện.
1. Sân trung tâm The Navy, Philadelphia
“The Navy Yard” là một không gian có giá trị thực tế, bảo tồn các khía cạnh lịch sử của khu vực xung quanh ở Philadelphia – một thành phố công nghiệp và thương mại đang phát triển. Dễ nhận thấy, Navy Yard gợi hình ảnh về một bộ máy đồng hồ hoặc nhiều bánh răng đang hoạt động liên tục, đó cũng là ý niệm của tác giả hướng đến môi trường làm việc năng suất nhưng cũng là chốn nghỉ ngơi cho mọi người lao động.
Được thiết kế bởi James Corner Field Operations – một nhóm kiến trúc sư cảnh quan đầy sáng tạo, Navy Yard trở thành một trong những khu phố văn phòng sôi động nhất ở Philadelphia. Với đường bao quanh rộng rãi, kết nối đến từng địa điểm rõ ràng, bao bọc bên trong là cảnh quan độc đáo với những vườn hoa, những chiếc võng và quảng trường bậc dốc hình cánh cung ngoài trời. Ngoài ra, đây còn có các trạm tập thể dục ngoài trời và sân bóng bocce để mỗi khi bạn mệt mỏi sau lúc dạo chơi hay đi bộ, bạn có thể nằm thư giãn, nghỉ ngơi..
2. Khu vườn bên Vịnh (Gardens by the Bay), Singapore
Singapore hoàn toàn có thể tự hào vì có công trình Gardens By The Bay – được xem là một trong những thành tựu về kiến trúc của đất nước này. Trên hết, những khu vườn này đại diện rõ ràng cho nền văn hóa tiến bộ và sự phát triển liên tục của Singapore.
Được biết đến như là “rừng trong mây”, khu vườn có 18 siêu cây, cao từ 25 đến 50 mét, trong đó có 2 cây được kết nối bằng 1 lối đi bộ trên không dài 128m.
Thiết kế bởi kiến trúc sư cảnh quan từ Vương quốc Anh (Grant Associates), Gardens By The Bay là một điểm du lịch nổi tiếng. Thực tế, chỉ trong hai tháng, khu vườn đã tiếp đón hơn 1 triệu du khách. Đây là một kết quả đáng kinh ngạc cho thấy cộng đồng là những người được hưởng lợi và nhận thức được giá trị của kiến trúc cảnh quan nhiều đến mức nào.
Gardens by the Bay đặc trưng cho một trong những khu vườn lớn nhất thế giới thuộc loại này, kết nối vịnh phía Nam, Vịnh phía Đông, và Vịnh Trung tâm của quốc đảo, với tổng diện tích 101 ha. Kết hợp thiên nhiên với kỹ thuật công nghệ, quản lý môi trường và trí tưởng tượng. Đặc trưng của khu vườn là các loài thực vật đa dạng và phong phú.
Những khung cảnh tuyệt vời trên cao nhìn từ khách sạn Marina Singapore và những bông hoa nhiệt đới tuyệt đẹp trong mỗi khu vườn tạo ra một bầu không khí tuyệt vời– cái mà bạn phải chứng kiến tận mắt. Nếu Vườn Vịnh Nam là lớn nhất trong ba khu vườn và lấy cảm hứng từ hoa lan Hồ Điệp, thì 2 khu vườn còn lại cũng không hề thua kém trong việc truyền tải những đặc trưng mà nó có – những khung cảnh sông nước rực rỡ và vẻ đẹp hoa mỹ đã hoàn toàn giành được trái tim của mọi người.
3. MariahilferStrasse, TP Vienna, Áo
Con đường này là một trong những không gian cộng đồng dài nhất Châu Âu. Nằm ở Vienna, Áo, MariahilferStrasse là dự án trải dài từ Westbanhof đến Bảo Tàng Quarter như là một khu vực “đi bộ thân thiện” ở trung tâm thành phố. Đồng thời, con đường này chia khu vực thành ba phần:
Khu trung tâm là nơi đông đúc nhất, cung cấp nhiều hoạt động cho mọi người, trong khi các khu lân cận lại tạo ra không gian yên tĩnh hơn để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả hoặc để tham quan thành phố. Có nhiều cửa hàng, nhà hàng và quán cà phê ở khắp mọi nơi, làm đẹp cảnh quan đô thị.
Điều tuyệt nhất ở MariahilferStrasse là nếu bạn trễ một cuộc họp ở trung tâm thành phố Vienna, bạn có thể bước xuống khỏi xe hơi, xe buýt, hoặc taxi và đi bộ hoặc đạp xe đến nơi đó thông qua khu vực đi bộ 1.6 km. MariahilferStrasse chắc chắn đã làm cho người dân địa phương yêu thành phố của họ nhiều hơn và giúp khách du lịch có những bức ảnh và kỷ niệm đẹp với thành phố này.
MariahilferStrasse cũng là điểm đếm của những tín đồ mua sắm. Vì vậy, nếu bạn là một cư dân nghiện mua sắm, hãy chuẩn bị tiền để chi tiêu khi đi dọc theo con phố này.
4. The Goods Line, Sydney, Australia
The Goods Line là bằng chứng cho thấy Sydney đã trở thành một thành phố có tính kết nối, bền vững và tân tiến hơn – bằng cách bổ sung các làn đường xe đạp và không gian công cộng xanh ở hầu hết các khu phố của mình. Đó là ý tưởng được khởi xướng bởi Chính phủ NSW và được hiện thực bởi Cơ quan thẩm định cảng Sydney.
Hành lang đường sắt không còn được sử dụng chạy từ Railroad Square tới Cảng Darling được tái sử dụng với mục đích thân thiện với đô thị hơn và đẹp hơn. Dự án này nhận được sử hưởng ứng lớn của cư dân địa phương và được khách du lịch đặt vào danh sách “những nơi phải đến”.
The Good Lines là một công viên, nơi bạn có thể nghỉ ngơi, sáng tạo và kết nối với cộng đồng.
Bạn có thể tản bộ trong công viên Goods Line và sử dụng nó như một lối đi bộ từ Ga trung tâm Sydney tới Cảng Darling, nhưng bạn cũng có thể trải nghiệm hoài niệm lịch sử mà không gian này đem lại hoặc chụp một bức ảnh kiến trúc tuyệt đẹp. Bảo tàng Powerhouse cũng gần đó và rất đáng để tham quan.
Được bao quanh bởi cây cối, thiên nhiên và chức năng kiến trúc đô thị, lối đi cho người đi bộ bao gồm lối đi xe đạp, bàn chơi bóng bàn, các không gian làm việc ngoài trời, sân chơi và bàn công cộng cỡ lớn dùng cho các cuộc tụ họp.
Nhà thiết kế đô thị tương lai
Các kiến trúc sư cảnh quan cũng được biết đến như là những nhà thiết kế đô thị tương lai, định hướng cảnh quan tương lai của mỗi thành phố theo công năng và tính bền vững. Quan điểm này đã giúp các KTS cảnh quan phát triển bản thân và theo đuổi thiết kế như một công việc mang tính cách mạng.
Ngọc Hân – Đức Thành / TCKT.VN
(Biên dịch từ landarchs)
© Tạp chí Kiến trúc