Cảnh quan nhà ở - Giải pháp cải thiện không gian sống lành mạnh
BUỔI LỄ CHẤM GIẢI THƯỞNG ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NĂM 2024
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Cầu Long Biên – TP Hà Nội
Một hành trình – Triệu sắc Xanh: Chương trình “Chào K69 - Ngành Kiến trúc Cảnh quan”
Tre trong đời sống và xây dựng làng xã của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Kiến trúc nhà ở kết hợp cảnh quan đang trở thành xu thế kiến trúc mới đáp ứng cho nhu cầu thiết kế nhà có không gian lành mạnh, thân thiện với môi trường hiện đại ngày nay.
Do những tác động xấu về môi trường khí hậu mà ngày nay xu hướng tìm kiếm những kiểu kiến trúc hiện đại, môi trường lành mạnh, hấp dẫn về mặt thị giác đang trở thành xu thế chung trên toàn thế giới. Và một trong những phương án thành công nhất để đặt được điều này chính là lồng ghép thiết kế cảnh quan bổ sung cho các dự án xây dựng.
Nghệ thuật tạo cảnh quan là sự sắp xếp các yếu tố nguyên liệu thô của tự nhiên như thảm thực vật và cây trồng, kết hợp với các yếu tố vật liệu xây dựng, chẳng hạn như cấu trúc bên ngoài, ván lát, sàn, nhằm tạo ra các giải pháp cụ thể cho từng địa điểm, từ đó nâng cao chất lượng môi trường cho không gian bên ngoài của một dự án.
Ngành học kiến trúc cảnh quan đòi hỏi cần phải có kiến thức lý thuyết và kỹ thuật thực tế rất cụ thể, bởi nhiều khi có những vấn đề vượt ra ngoài các lĩnh vực kiến trúc. Đó là lý do tại sao thiết kế kiến trúc cảnh quan đã xuất hiện như một ngành chuyên môn của thiết kế. Vì điều này, các KTS thường xuyên phải hợp tác với các văn phòng cảnh quan khi làm việc trong các dự án khu dân cư.
Đặc biệt, trong kiến trúc cảnh quan khu dân cư, các KTS đã tìm thấy 2 giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề cho khu vườn cảnh quan. Cụ thể, những ngôi nhà vốn đã được đặt trong môi trường tự nhiên có thảm thực vật xanh thì mục tiêu chính của cảnh quan là quản lý, tiết chế cây xanh bên ngoài khi nó tiếp cận với ngôi nhà. Còn đối với các dự án nhà ở nằm trong khu dân cư đông đúc hơn, thách thức đặt ra là phải tích hợp cây xanh vào nhà càng nhiều càng tốt thông qua các sân thượng, sàn bên ngoài và sân trong.
1. Giải pháp đưa cảnh quan vào trong nội thất
Villa Fifty-Fifty – Eindhoven, Hà Lan
Ngôi nhà gia đình Villa Fifty-Fifty là một thiết kế xen kẽ giữa mở và đóng, nơi cuộc sống diễn ra ngoài trời nhiều như trong nhà bởi ứng dụng giải pháp đưa cảnh quanh vào bên trong ngôi nhà.
Không thiết kế rập khuôn bố cục rõ ràng, tất cả các chức năng của Villa Fifty được tổ chức ngẫu nhiên và được kết nối giữa hai mặt phẳng nằm ngang. Điều này dẫn đến một ngôi nhà giống như một không gian công cộng mở ra khu vườn, nâng cao mối quan hệ giữa tòa nhà và cảnh quan, một sự kết nối chắp vá độc đáo giữa mở và kín, giữa bên trong và bên ngoài. Một nửa ngôi nhà, một nửa khu vườn trong một cấu trúc duy nhất.
Ngôi nhà gia đình ở Fitzroy North, Úc
Trong một con phố lâu đời, yên tĩnh ở Fitzroy North, Úc, ngôi nhà gia đình này giới thiệu một lối thiết kế xây dựng đưa cảnh quan vào nhà một cách độc đáo, mà họ thường hay gọi vui là “ngôi nhà trong một khu vườn”.
Lối vào là một cánh cổng bằng gỗ đơn sơ, mở ra một hành lang bên ngoài hẹp và bất ngờ, vẫn giữ được tỷ lệ khiêm tốn của một ngôi nhà gia đình và làm nổi bật sự rộng mở của khu vườn bên ngoài. Được căn chỉnh với bức tường ranh giới hai tầng hiện có, phần chính của ngôi nhà nằm giữa hai khu vườn giúp tối đa hóa khả năng tiếp cận ánh sáng mặt trời. Không gian bếp, sinh hoạt và ăn uống được thiết kế mở nhằm tiếp cận với không khí khu vườn.
King Bill – Melbourne, Úc
Tọa lạc trên con phố tĩnh lặng của Fitzroy, King Bill là công trình cải tạo và mở rộng ngôi nhà hai tầng trên sân thượng và khu vườn lân cận.
Được bao quanh bởi khu vườn vững chắc, không gian nhà ở với màng ngăn cách là lớp kính trong suốt nằm an nhiên giữa thảm thực vật hoa lá. Ngôi nhà và cấu trúc được thiết kế tỉ mỉ để đảm bảo rằng những cây được đem vào ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn trong suốt quá trình xây dựng.
MeMo House – San Isidro, Argentina
MeMo được xây dựng trên một khu đất ở San Isidro, phía Bắc tỉnh Buenos Aires, Argentina. Đây cũng là dự án nhà ở được hình thành trên cơ sở sở đam mê cảnh quan và có niềm tin mạnh mẽ về tính bền vững môi trường của chủ sở hữu ngôi nhà.
Với lối thiết kế đưa cảnh quan trong nhà ở, các KTS đã làm việc đồng thời về kiến trúc và cảnh quan. Kết quả là các không gian của khuôn viên ngôi nhà đều biến thành một khu vườn 3 chiều kết nối tất cả các tầng kiến trúc.
Garden House tại Melbourne, Úc
Garden House là ngôi nhà được minh họa cho tương lai của năng lượng bền vững – những ngôi nhà điện khí hóa, sử dụng năng lượng từ mặt trời, cung cấp năng lượng cho lưới điện chung giúp bảo vệ môi trường bền vững. Mặt khác, thiết kế của Garden House còn là một công trình mở xu hướng mang cảnh quan vào bên trong ngôi nhà với phòng khách, phòng ăn uống, nhà bếp (với tủ đựng thức ăn và giặt là ẩn) đều mở ra khu vườn bao bọc khuôn viên ngôi nhà.
POP-UP House – Essendon, Úc
Ngay từ đầu chủ nhân của ngôi nhà đã có mong muốn thiết kế ngôi nhà của họ phải được tương tác với yếu tố tự nhiên bên ngoài, tạo ra một khung cảnh công cộng hấp dẫn trong chính ngôi nhà của họ. Vì vậy, công trình được triển khai với cấu trúc kiến trúc nhà ở kết hợp với thảm thực vật thông qua lối dẫn vào nhà đều là cảnh quan khu vườn tươi tốt. Nền cảnh quan xanh mát này được trồng bằng các thảm thực vật bản địa thoai thoải về phía mặt tiền ngôi nhà tạo nên sự gắn kết với khu vực công cộng.
Mulungu House – Petroplis, Brazil
Mulungu House là ngôi nhà được thiết kế với kết cấu khá độc đáo bởi toàn bộ không gian của ngôi nhà được xây dựng bao quanh một cái cây Mulungu. Và đó cũng chính là nguồn gốc tên gọi của ngôi nhà thú vị này.
Fleet House – Vương quốc Anh
Fleet House của Stanton Williams là công trình kiến trúc nhà ở diễn giải lại truyền thống lịch sử của bức tường ranh giới làng Hampstead thành một khái niệm nội địa đương đại. Ở đó, cảnh quan thảm thực vật được gắn liền vào những bức tường kết cấu của ngôi nhà mang đến một cách tiếp cận không gian màu độc đáo với lớp màu xanh mướt của cây hoa và màu sắc của gạch tường.