Công viên Aranya

24/07/2023 Lượt xem : 906

Thiết kế bởi công ty Z+T Studio

Địa điểm: Trung quốc

Năm hoàn thành: 2018

SỰ KIỆN HỘI THẢO XU HƯỚNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VIỆT NAM 2025 VÀ LỄ TRAO GIẢI ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 2024
BUỔI LỄ CHẤM GIẢI THƯỞNG ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NĂM 2024
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Cầu Long Biên – TP Hà Nội
Một hành trình – Triệu sắc Xanh: Chương trình “Chào K69 - Ngành Kiến trúc Cảnh quan”
Tre trong đời sống và xây dựng làng xã của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Công viên Aranya là một công viên rộng 4,6 ha ở Aranya – Xây dựng trong một khu vực phát triển tập trung vào du lịch sinh thái ở phía Đông Bắc Trung Quốc, Beidaihe-Qinhuangdao. Đây là sân chơi và trang trại ngoài trời dành cho trẻ em trong toàn khu nghỉ dưỡng. Mục tiêu của dự án là xây dựng được không gian hoạt động cho các chương trình giải trí gắn với bảo tồn tự nhiên, khôi phục hệ sinh thái rừng ven biển. Chính vì vậy Aranya Park có tới 85% diện tích dành cho bảo tồn và phục hồi, các yếu tố nhân tạo được đưa vào một cách rất giản lược, hạn chế thấp nhất tác động vào tự nhiên.

Figure 1 Cồn cát ven biển được trồng lại rừng là một hệ sinh thái rừng ven biển độc đáo nhưng mỏng manh, đã bị suy thoái do phát triển du lịch.

Figure 2  Tổng mặt bằng

-           Công viên Aranya được chia thành hai phần chính: Không gian tĩnh lặng trong rừng và trang trại sống động vui tươi ở bìa rừng. Trong khi không gian phía bên trong đặt mục tiêu kiến tạo với chi phí thấp, giảm thiểu tối đa tới môi cảnh tự nhiên vốn có thì phần còn lại được lấy cảnh hứng từ cuốn “Sơn Hải Kinh”, không gian trang trại có một số yếu tố cảnh quan tương tác với các dạng hình thái mô phỏng động vật như gian hàng xương cái, ghế cá chép, cánh đồng hoa sao biển, ốc xà cừ leo… Thông qua các hoạt động khu vực trang trại, công viên Aranya Park đã trình bày một giải pháp để khôi phục phần thiên nhiên bị hư hại, bảo tồn di sản tự nhiên vùng biển và vùng ven biển.

-           Mô hình dự án là một sự thử nghiệm thành công, là ví dụ có giá trị cao để tạo ra các chiến lược phát triển kinh tế, phát triển đô thị mà không ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Biến hệ sinh thái tự nhiên trở thành một động lực để thúc đẩy cho hoạt động du lịch của vùng.

Figure 3 Hệ thống lối lát băng rừng

Một hệ thống lối đi lát ván đã giúp tiếp cận trung tâm khu rừng tự nhiên từ 4 hướng khác nhau. Trên các tuyến đường đi bộ, những vịnh nghỉ mở rộng giúp tuyến đường xuyên rừng dường như trở nên thú vị hơn

Figure 4 Đường lát ván gỗ tách khỏi mặt đất rừng

Đường lát ván gỗ tách khỏi mặt đất nhằm giảm thiểu tối đa sự chia cắt đối với hệ sinh thái. Lan can lưới chỉ được trang bị ở một mặt giúp cho con đường không biến thành một cái bẫy vô tình cho các loài động vật, mặt khác nó giúp cho trải nghiệm của con đường băng rừng trở nên chân thực hơn. Một hành lang mở kết hợp giữa yếu tố nhân tạo và các yếu tố tự nhiên, vừa đảm bảo được tiện nghi cho hoạt động của con người, vừa giảm

Figure 5 Một góc ở trung tâm khu rừng

Figure 5 Một góc ở trung tâm khu rừng

Không gian Điểm nhấn nằm sâu phía bên trong này được tạo dựng một cách đầy sáng tạo. Với vật liệu tấm Acrylic xuyên sáng, một màn hình trong mờ phản ánh chân thực ánh sáng, bóng đổ theo thời gian thực đã hình thành. Âm thanh của gió cũng được truyền tải một cách đầy tinh tế.

Figure 6 Góc nhìn trên cao khu vực công viên trang trại bên bìa rừng

Một trang trại rau/hoa được tổ hợp bởi các khu vườn nhỏ hình sao biển và các công trình phỏng sinh học, nó là vùng đệm ngăn cách giữa rừng/ cồn cát và đường giao thông.,

Khu vực trải nghiệm này mang đến trải nghiệm thực tế và hiếm có cho mọi lứa tuổi. Chuyển đổi từ những hoạt động cơ giới, sang những hoạt động tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên, có đa dạng các hoạt động tương tác tự nhiên được tích hợp.

Figure 7 Khu vui chơi nước được kết nối với khu vườn ngập nước và hệ thống tưới tiêu của trang trại sao biển mini.

Figure 8 Một hệ thống tưới tiêu tùy chỉnh tương tác trực tiếp với khách tham quan, đặc biệt là trẻ em. Mọi người có thể chứng kiến và tham gia vào quá trình từ bơm nước tới tưới tiêu cho trang trại

Figure 9 Hệ thống tưới hình sao biển.

Figure 10 Nhiều kiến trúc lấy cảm hứng từ cấu trúc phỏng sinh học, hình thành nên một không gian công cộng độc đáo và đáng nhớ cho cư dân đô thị và khách du lịch.

Figure 11 Chức năng giải trí được kết hợp cùng với các giải pháp kỹ thuật để khôi phục độ dốc và rừng cây

Figure 12 Khu vực sân chơi trên nền cát là điểm xuống của 3 đường trượt bằng thép không gỉ (thiết kế như vòi bạch tuộc).

Nguồn: https://www.world-architects.com/

Dịch và biên tập: Ths.KTS Trịnh Anh Tuấn - Giảng viên bộ môn Kiến trúc cảnh quan, Khoa Kiến trúc & Quy hoạch.