Giải pháp xử lý mặt nước nhằm cải thiện giá trị sinh thái trong làng truyền thống Hàn Quốc: trường hợp làng Oeam, thành phố Asan, Hàn Quốc

19/03/2024 Lượt xem : 218

Ngày nay, phát triển thành phố bền vững là một mục tiêu quan trọng đối với môi trường đô thị. Tổ chức chương trình định cư con người của Liên hợp quốc UN-Habitat đã thảo luận về tầm quan trọng của các thành phố được quy hoạch tốt, quản lý tốt và hiệu quả và các khu định cư khác của con người, với đầy đủ nhà ở, cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận phổ cập tới việc làm và các dịch vụ cơ bản như nước, năng lượng và vệ sinh. Trung tâm Định cư Con ng

SỰ KIỆN HỘI THẢO XU HƯỚNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VIỆT NAM 2025 VÀ LỄ TRAO GIẢI ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 2024
BUỔI LỄ CHẤM GIẢI THƯỞNG ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NĂM 2024
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Cầu Long Biên – TP Hà Nội
Một hành trình – Triệu sắc Xanh: Chương trình “Chào K69 - Ngành Kiến trúc Cảnh quan”
Tre trong đời sống và xây dựng làng xã của người Việt vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Tại Hàn Quốc cũng có những diễn biến tương đồng với nông thôn Việt Nam về quá trình phát triển của hệ sinh thái mặt nước làng xã trong khoảng 500 năm trở lại đây. Trước đây, một làng truyền thống Hàn Quốc cũng được hình thành dựa trên một cấu trúc không gian có tên là Bangjuk - chỉ hệ thống mặt nước gồm có ao làng và .ác dòng chảy nhỏ trong và xung quanh làng. Hệ thống mặt nước của làng truyền thống Hàn Quốc cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nước uống và sinh hoạt cho người dân trong làng đồng thời điều tiết và cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và điều hòa vi khí hậu. Nhìn chung, cả hệ thống không gian mặt nước làng xã truyền thống Hàn Quốc là một chu trình sinh thái tự nhiên khép kín thể hiện sự tương tác và thích nghi chặt chẽ giữa thiên nhiên và con người. Làng truyền thống Hàn Quốc cũng thể hiện sự tích lũy kinh nghiệm xây dựng và phát triển môi trường giống thích ứng với điều kiện tự nhiên cụ thể trong một thời gian dài.

Do sức ép của đô thị hóa và công nghiệp hóa, vai trò của không gian mặt nước bị xem nhẹ và thậm chí mất vai trò trong sự sống của làng xã. Vai trò của mặt nước chỉ còn được sử dụng với mục đích cấp nước khẩn cấp cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô, người dân lấp ao để thay đổi chức năng sử dụng đất. Dự án của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2006-2015 đầu tư ngân sách lớn với mục đích tái sinh các dòng chảy sinh thái trong không gian làng xã truyền thống. Một số làng xã truyền thống tiêu biểu được lựa chọn để khôi phục lại hệ thống hạ tầng không gian mặt nước và được đưa vào danh sách các làng được Luật Di sản văn hóa bảo vệ năm 2000.

Khu vực nghiên cứu – làng Oeam

Trong số đó, làng Oeam tại thành phố Asan, Suncheon’s Naganeupseong,  Hwasun’s Wolgok Village, Kimcheon’s Wonto Village  là những trường hợp tiêu biểu trong chương trình bảo tồn cấu làng này. Những hành động cụ thể của các dự án này là tái cấu trúc lại chu trình mặt nước, khu vực đầm lầy và các dòng chảy nhỏ gia tăng khả năng thấm hút nước mưa và dùng hệ lọc thực vật dựa trên sự vận động của hệ thống mặt nước. Làng Oeam có lịch sử hình thành và phát triển gần 500 năm, ở trên sườn núi Seolhwa từ triều đại Joseon. Hiện nay làng có khoảng 80 hộ gia đình với 400 dân cư. Trong làng còn giữ lại nhiều cấu trúc nhà ở mái tranh nguyên gốc.

Làng Oeam có hai đặc điểm chính trong việc sử dụng và xử lý nước: hướng các dòng suối trên núi thuận theo địa hình và độ dốc tự nhiên của núi Seolhwa; diện tích đất nông nghiệp gần đây đã được được chuyển thành ao làng theo quyết định của Hiệp hội bảo tồn làng xã. Ao làng, nơi chứa nước tích tụ trên đất nông nghiệp trong làng, mang lại cả giá trị sinh thái được chứng minh trong nghiên cứu này và cảnh quan giá trị cho du khách đến thăm làng.

 

Cấu trúc hệ thống liên kết mặt nước chính của làng Oeam sau cải tạo

Chương trình xử lý và cải tạo chất lượng không gian mặt nước được thực hiện trên hai khía cạnh: quy hoạch tái cấu trúc mặt nước trong làng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật sinh học để cải thiện chất lượng nguồn nước và hệ sinh thái mặt nước.

Việc tái cấu trúc mặt nước là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự thích ứng sinh thái trong hệ thống không gian làng xã. Hai hợp phần mặt nước quan trọng là các dòng chảy phục vụ đời sống hàng ngày và ao làng tập hợp nước thải sinh hoạt. Nhóm nghiên cứu tập trung vào 2 khía cạnh là phân tích khả năng lọc với các tiếp cận kỹ thuật sinh học và sự biến đổi sinh thái mặt nước với các tiếp cận về sử dụng đất.

  

Quá trình phục hồi ao làng Oeam-ri năm 2014

Có hai loại ao làng: ao nhà riêng trong vườn và ao công cộng trữ nước. Người ta sử dụng các ống dẫn nước kết nối ao với hệ thống xử lý nước thải. Khi mức độ ô nhiễm thấp thì có thể thu gom và tái sử dụng nước thải. Ngày nay, diện tích ao làng chỉ bằng một nửa trước đây và phục vụ nhu cầu sử dụng nước ngắn hạn. Ao làng ngày nay không có khả năng cung cấp nước sản xuất nông nghiệp. Hội bảo vệ làng Oeam đã có kế hoạch đào thêm ao ở các khu vực thấp trong làng để thu nước từ các lạch nước. Việc tái cấu trúc hệ thống mặt nước trong làng không những làm cân bằng hệ vận động sinh thái tự nhiên mà còn làm tái sinh hình thái học của Bangjuk truyền thống điển hình của Hàn Quốc.

Điểm chảy vào điểm xả ra của ao làng: (a) khu vực đầu làng và ao làng; (b) ao sen; (c) đường dẫn nước từ cánh đồng vào ao làng; (d) điểm xả nước vùng biên cánh đồng; (e) điểm tiêu nước từ ao làng ra mặt nước bên ngoài

Bằng việc phối hợp áp dụng tái cấu trúc mặt nước, điều chỉnh dòng chảy và các biện pháp sinh học tự nhiên, kết quả cho thấy chất lượng mặt nước và hệ sinh thái tự nhiên đã được cải thiện đáng kể. Chất lượng nước của ao làng sau khi có các giải pháp lọc đã có kết quả tích cực cũng như các loại cây trồng thủy sinh trong và quanh ao làng đã gia tăng sự đa dạng. Việc khôi phục và gia tăng các loại cây trồng trong và quanh không gian mặt nước đã góp phần mang lại giá trị sinh thái, môi trường cho làng đồng thời có tác động đến sức hấp dẫn cảnh quan và du lịch nông thôn.

Chương trình thí điểm này đã chứng minh có thể cải thiện sự đa dạng sinh học thông qua các giải pháp cải thiện kỹ thuật và sử dụng đất thay vì sử dụng các biện pháp cơ học hiện đại, thúc đẩy nguồn lực du lịch sinh thái và có thể áp dụng mở rộng cho hệ thống làng xã truyền thống Hàn Quốc.

 

Nguồn: Byung-Chul A. và Eun-Yeong P. (2017). Water Treatment Measures to Improve Ecological Value in Traditional Korean Villages: The Case of Oeam Village, Asan City, Korea. Sustainability, 9: 2071-1050, https://doi.org/10.3390/su9071145.