Nhận diện và đánh giá giá trị kiến trúc cảnh quan các vườn hoa trong Quận Hoàn Kiếm

11/09/2023 Lượt xem : 322

Tại địa bàn Quận Hoàn Kiếm hiện nay có tổng thể 13 vườn hoa được hình thành, phát triển và sử dụng từ kết quả quy hoạch Hà Nội giai đoạn Pháp thuộc và giai đoạn xây dựng thời kỳ mới.

CÁC CÔNG NGHỆ KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CẢNH QUANTHÔNG QUA HÌNH ẢNH BẢN ĐỒ
Talkshow " Truyền thống và Ý tưởng: Thách thức và Xu hướng Thiết kế Cảnh quan và Không gian mở tại Hungary"
THÔNG BÁO TỔ CHỨC THI MÔN VẼ MỸ THUẬT - KỲ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2024
Ngành Kiến trúc cảnh quan khát nhân lực vì công ty, doanh nghiệp cần nhân sự này
BUỔI TỌA ĐÀM "LỰA CHỌN DANH MỤC CÂY XANH CHO DỰ ÁN"

Các vườn hoa đó trên địa bàn quận là không gian đặc thù - một không gian xanh cho không gian đô thị (môi trường), một không gian đẹp bởi cảnh quan thiên nhiên, tạo nên một trường nhìn tác động tích cực tới xúc cảm thẩm mỹ (thẩm mỹ), một không gian đi dạo, vui chơi cho cư dân đô thị (xã hội), là biểu trưng cho bộ mặt đô thị nơi thể hiện lối sống văn hóa của người Hà Nội và có tác động đến sự thu hút du lịch.

Kiến trúc cảnh quan các vườn hoa ở tại quận Hoàn Kiếm - thành phố Hà Nội được hình thành từ cuối thế kỷ XIX. Đây là minh chứng cho sự chuyển biến về không gian kiến trúc cảnh quan, cho biểu hiện văn hóa, đời sống của người dân thủ đô, là trung tâm văn hoá của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Một số vườn hoa mang dấu ấn văn hóa lịch sử là những vườn hoa còn lưu giũ được những giá trị văn hóa lịch sử dưới dạng hiển thị hoặc phi hiển thị, ở sự tồn tại của những vật thể kiến trúc, cảnh quan hay các câu chuyện, sự kiện lịch sử.

Để xứng tầm với khu vực lõi trung tâm lịch sử đô thị, 13 vườn hoa tại Quận Hoàn Kiếm cần được nghiên cứu nhận diện và đánh giá một cách có hệ thống, để tạo ra các giá trị đồng bộ về chất lượng kiến trúc cảnh quan và hướng tới kịch bản khai thác yếu tố văn hóa lịch sử đặc trưng. Quản lý và tổ chức cảnh quan tốt các vườn hoa còn tạo điều kiện thuận lợi trong quảng bá văn hóa Thăng Long – Hà Nội, trong tương lai là điểm thu hút cho phát triển du lịch.

Kiến trúc cảnh quan các vườn hoa trong Quận Hoàn Kiếm

Hệ thống 13 vườn hoa tại QHK được hình thành và phát triển với sự khác biệt, đa dạng về vị trí, quy mô, hình thái, cấu trúc, hiện trạng và công năng sử dụng. Để hiểu và đưa ra những giải pháp tổ chức cảnh quan phù hợp đối bất kỳ vườn hoa nào trong khu vực quận nội đô lịch sử đều phải có sự nghiên cứu tổng hợp, phân loại, nhận diện và đánh giá tổng thể các vườn hoa nói chung.

Một số các vườn hoa xây dựng từ thời Pháp (VH Đền Bà Kiệu, VH Con Cóc, VH Cổ Tân, VH Nhà hát lớn …) mang đậm dấu ấn KTCQ Châu Âu được hội nhập vào Hà Nội. Cấu trúc vườn hoa gắn kết chặt chẽ với không gian kiến trúc công trình khu vực xung quanh, kết hợp phân bố giao thông, gắn kết với công trình kiến trúc. Các vườn hoa hình thành từ thời Pháp có kết hợp bố trí tượng đài, kiến trúc nhỏ gắn với kiến trúc thuộc địa Pháp. Các vườn hoa còn lại thực trạng hầu như ít không gian mở dành cho thể dục thể thao, không gian giao tiếp, vui chơi, nghỉ ngơi... Một số không gian bị sử dụng sai chức năng cho những hoạt động khác như: đỗ xe, bán hàng rong, thiếu các tiện ích đô thị, gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và thu hẹp không gian của quảng trường.

Vị trí và quy mô các vườn hoa

STT

Tên

Khu phố cổ

Khu vực Hồ Gươm và phụ cận

Khu phố cũ

1

Vườn hoa Cửa Nam (Vườn hoa Bách Việt)

 

 

 •

2

Vườn hoa Thợ Nhuộm (Mê Linh)

 

 

 •

3

Vườn hoa Hàng Trống

 

 

 •

4

Vườn hoa Tây Sơn

 

 

 •

5

Vườn hoa Đền Bà Kiệu

 

 

6

Vườn hoa Chí Linh (Lý Thái Tổ)

 

 

7

Vườn hoa Con Cóc (Vườn hoa Diên Hồng)

 

 

 •

8

Vườn hoa Cổ Tân

 

 

 •

9

Vườn hoa Bác Cổ

 

 

 •

10

Vườn hoa Nhà Hát Lớn

 

 

 •

11

Vườn hoa Tao Đàn

 

 

 •

12

Vườn hoa Hàng Vôi

 

 

 •

13

Vườn hoa Phùng Hưng

 

 

 •

 

Quy mô

Diện tích

Vườn hoa

Lớn

>5000 m2

Vườn hoa 3,6,7

Trung bình

1000 – 5000 m2

Vườn hoa 5,8,9,10,11

Nhỏ

<1000 m2

Vườn hoa 1,2,4,12,13

 

Trong quá trình phát triển đô thị, các vườn hoa đã được sử dụng với nhiều chức năng, mục đích khác nhau:

STT

Tên

Nghỉ ngơi, giải trí

Tổ chức sự kiện

Tưởng niệm

Hoạt động TDTT

Dịch vụ

1

Vườn hoa Cửa Nam (Vườn hoa Bách Việt)

Ο

 

 

 

 Ο

2

Vườn hoa Thợ Nhuộm (Mê Linh)

 Ο

 

 

 

 

3

Vườn hoa Hàng Trống

 Ο

 

 Ο

 

4

Vườn hoa Tây Sơn

 Ο

 

  Ο

 

5

Vườn hoa Đền Bà Kiệu

 Ο Ο

 

 Ο

6

Vườn hoa Chí Linh (Lý Thái Tổ)

 Ο ΟΟ  Ο

7

Vườn hoa Con Cóc (Vườn hoa Diên Hồng)

 Ο

 

 

 Ο

8

Vườn hoa Cổ Tân

 Ο

 

  Ο Ο

9

Vườn hoa Bác Cổ

 

 

  Ο

 

10

Vườn hoa Nhà Hát Lớn

 

 

  Ο Ο

11

Vườn hoa Tao Đàn

 Ο

 

 

 

 Ο

12

Vườn hoa Hàng Vôi

 Ο

 

 

 

 

13

Vườn hoa Phùng Hưng

 

 

 

 

 Ο

Các mục đích sử dụng tại các vườn hoa hiện nay thường được diễn ra với các hoạt động hiện trạng sau đây:

Nghỉ ngơi giải trí: Người dân đi bộ, vãn cảnh, thư giãn nghỉ ngơi tại vườn hoa.

Tổ chức sự kiện: Các sự kiện biểu diễn được tổ chức ở quy mô lớn và một số ngày lễ đặc biệt, các sự kiện trưng bày văn hóa mang tính nghệ thuật.

Tưởng niệm: Không gian tưởng niệm các vị vua, các nhà cách mạng…

Hoạt động thể dục thể thao: Người dân sử dụng vườn hoa là nơi để tập thể dục vào một số khung giờ nhất định.

Dịch vụ: Là các hoạt động tự phát hoặc có quản lý như bãi đỗ xe, dịch vụ chụp ảnh, dịch vụ cho thuê xe cho trẻ em giải trí, trà đá vỉa hè …

 

Nhận diện Hình thái và Cấu trúc của 13 Vườn hoa

Do đặc thù về vị trí, các vườn hoa mang các hình thái và cấu trúc khác nhau:

TT

Tên

Hình thái

Cấu trúc

TT

Tên

Hình thái

Cấu trúc

1

Vườn hoa Cửa Nam (Vườn hoa Bách Việt)

Phân tán

Giãn biên

7

Vườn hoa Con Cóc (Vườn hoa Diên Hồng)

 Δ

Hình tròn

đường song song

2

Vườn hoa Thợ Nhuộm (Mê Linh)

 Δ

Giãn biên

8

Vườn hoa Cổ Tân

 Δ

Đối xứng

3

Vườn hoa Hàng Trống

 

Kẻ vuông

9

Vườn hoa Bác Cổ

 Δ

Đối xứng

4

Vườn hoa Tây Sơn

 Δ

Dàn trải

10

Vườn hoa Nhà Hát Lớn

 Δ

Đối xứng

5

Vườn hoa Đền Bà Kiệu

 

Đối xứng, bán nguyệt

11

Vườn hoa Tao Đàn

 Δ

Đối xứng, chiếu tia tam giác

6

Vườn hoa Chí Linh (Lý Thái Tổ)

 

Đối xứng

12

Vườn hoa Hàng Vôi

 Δ

Đường cong

 

 

 

 

13

Vườn hoa Phùng Hưng

 Δ

Đường cong

Như vậy, hình thái bao ngoài của các vườn hoa do bị chi phối bởi giao thông và công trình kiến trúc xung quanh nên hình thành nên 3 dạng hình thái chủ yếu là 1) là Hình hình học (Vườn hoa 2, 4, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13); 2) là Biến thể của hình học (Vườn hoa 5); 3) là Hình tự do (Vườn hoa 1,3). Về mặt cấu trúc, do đặc thù lịch sử mà các vườn hoa được cấu trúc bởi 3 dạng: 1) là Cấu trúc tập trung trọng tâm (Vườn hoa 4,5, 7, 8, 10); 2) là Cấu trúc giãn biên (Vườn hoa 1, 2, 9, 12); 3) là Cấu trúc dàn trải (Vườn hoa 3, 6, 10, 13).

Nhận diện giá trị cảnh quan tự nhiên

Thống kê và đánh giá số lượng và chất lượng cây xanh tại các vườn hoa trong quận Hoàn Kiếm cho thấy khu vực này có mật độ cây xanh tương đối lớn, có độ phủ tán tốt, phong phú về chủng loài và có sự phát triển sinh thái lâu năm. Cần giữ gìn và tạo sự cân bằng bằng việc nhận định các số liệu sau:

STT

Tên

Diện tích nền xanh

Tỷ lệ

Số lượng cây bóng mát

Độ phủ tán

1

Vườn hoa Cửa Nam (Vườn hoa Bách Việt)

27 m2 / 870 m2

5 %

22 cây

~ 30 %

2

Vườn hoa Thợ Nhuộm (Mê Linh)

649 m2 / 954 m2

68 %

16 cây

~ 90 %

3

Vườn hoa Hàng Trống

4037 m2 / 6917 m2

58 %

33 cây

~ 35 %

4

Vườn hoa Tây Sơn

98 m2 / 1140 m2

10 %

21 cây

~ 45 %

5

Vườn hoa Đền Bà Kiệu

390 m2 / 2346 m2

17 %

12 cây

~ 45 %

6

Vườn hoa Chí Linh (Lý Thái Tổ)

4809 m2 / 12130 m2

39 %

114 cây

~ 60 %

7

Vườn hoa Con Cóc (Vườn hoa Diên Hồng)

1858 m2 / 4511 m2

41 %

09 cây

~ 55 %

8

Vườn hoa Cổ Tân

 1626 m2/ 2923 m2

56 %

35 cây

~ 55 %

9

Vườn hoa Bác Cổ

 871 m2 / 1734 m2

50 %

21 cây

~ 50 %

10

Vườn hoa Nhà Hát Lớn

 1554 m2/3801 m2

41 %

49 cây

~ 45 %

11

Vườn hoa Tao Đàn

 569 m2/1583 m2

36 %

25 cây

~ 70 %

12

Vườn hoa Hàng Vôi

281 m2 / 584 m2

48 %

03 cây

~ 20 %

13

Vườn hoa Phùng Hưng

 585 m2 / 1053 m2

56 %

14 cây

~ 80 %

Nhận diện giá trị lịch sử, văn hóa, bản sắc của 13 vườn hoa

STT

Tên

Giá trị Lịch sử

Giá trị văn hóa

Thời kỳ trước

Tiềm năng khai thác

1

Vườn hoa Cửa Nam (Vườn hoa Bách Việt)

  

 

Đình Trữ Văn, Quảng Văn Đình 1491, Minh Chiêu Lâu, Bức tượng thần Tự do - Bà đầm xòe

Khu vực của giao thương, buôn bán

2

Vườn hoa Thợ Nhuộm (Mê Linh)

 

 

Nghỉ ngơi

3

Vườn hoa Hàng Trống

 

Tòa khâm sứ Hà Nội thời Pháp

Gần nhà thư viện, chủ đề tri thức

4

Vườn hoa Tây Sơn

 

 

Gắn với trường tiểu học, chủ đề tri thức, trẻ em

5

Vườn hoa Đền Bà Kiệu

 

Rạp Pathé 1920, bia kỷ niệm Alexandre de Rhodes 1933

Có Đền Bà Kiệu, Cây Đa, chủ đề tưởng niệm

6

Vườn hoa Chí Linh (Lý Thái Tổ)

 

Nhà Kèn

Tượng Vua Lý Thái Tổ, Nhà Kèn. Chủ đề văn hóa, sự kiện.

7

Vườn hoa Con Cóc (Vườn hoa Diên Hồng)

 

Quảng trường Chavassieux thời Pháp thuộc

Đài nước Con cóc, chủ đề tưởng niệm

8

Vườn hoa Cổ Tân

 

 

 

Gắn với Nhà hát lớn

9

Vườn hoa Bác Cổ

 •

 

Gắn với các công trình kiến trúc Pháp

10

Vườn hoa Nhà Hát Lớn

 •

Vườn hoa nằm trong khuôn viên của Nhà hát lớn ngày xưa

Gắn liền với Nhà hát lớn

11

Vườn hoa Tao Đàn

 •

Tao Đàn Nhị thập Bát Tú, địa danh gắn với tên tuổi vua Lê Thánh Tông

Gắn liền với nhiều trường học, chủ đề Tri thức.

12

Vườn hoa Hàng Vôi

 •

 

 

Nghỉ ngơi

13

Vườn hoa Phùng Hưng

 

 

 

Gần tuyến phố văn hóa nghệ thuật Phùng Hưng

 

Đánh giá giá trị 13 Vườn hoa trong Quận Hoàn Kiếm

Dựa trên các tiêu chí: Vị trí, hình thái, cấu trúc, cảnh quan, chức năng, văn hóa.

STT

Tên vườn hoa

Vị trí và quy mô

Hình thái

Cấu trúc

Cảnh quan

Chức năng

Văn hóa

Giá trị theo thang điểm

Cảnh quan mềm

Cảnh quan cứng

Vật thể

Phi vật thể

 

 Thang đánh giá

10%

30%

30%

10%

12%

8%

100%

1

Vườn hoa Cửa Nam (Vườn hoa Bách Việt)

10%

5%

5%

5%

5%

5%

0%

0%

35%

2

Vườn hoa Thợ Nhuộm (Mê Linh)

10%

5%

5%

5%

5%

5%

0%

0%

35%

3

Vườn hoa Hàng Trống

10%

10%

15%

10%

10%

10%

10%

5%

80%

4

Vườn hoa Tây Sơn

10%

5%

5%

10%

5%

5%

0%

0%

40%

5

Vườn hoa Đền Bà Kiệu (Vườn hoa tượng đài Cảm Tử)

10%

10%

10%

10%

15%

10%

12%

5%

82%

6

Vườn hoa Chí Linh                    (Lý Thái Tổ)

10%

10%

15%

10%

15%

10%

12%

8%

90%

7

Vườn hoa Con Cóc                  (Vườn hoa Diên Hồng)

10%

15%

10%

10%

15%

10%

12%

5%

87%

8

Vườn hoa Cổ Tân

10%

5%

5%

10%

5%

5%

0%

0%

40%

9

Vườn hoa Bác Cổ

10%

5%

5%

5%

5%

5%

0%

0%

35%

10

Vườn hoa Nhà Hát Lớn

10%

5%

10%

10%

10%

5%

0%

0%

50%

11

Vườn hoa Tao Đàn

10%

15%

10%

10%

10%

10%

10%

5%

80%

12

Vườn hoa Hàng Vôi

5%

10%

5%

10%

5%

5%

0%

0%

40%

13

Vườn hoa Phùng Hưng

10%

5%

5%

5%

5%

5%

0%

0%

35%

Định lượng % các thang điểm được xây dựng dựa theo khảo sát chuyên gia và điều tra xã hội học của tác giả. (Các điểm đánh giá mang tính tương đối, có thể sai số nhỏ so với thực tế).

Từ số liệu trên, tác giả đưa ra được kết quả phân nhóm 13 Vườn hoa theo thang điểm trong quận Hoàn Kiếm (đã kiểm chứng lại qua phương pháp quan sát thực tế):

  • Loại 1: Giá trị cao > 80% có 5 Vườn hoa bao gồm: Vườn hoa Hàng Trống; Vườn hoa Đền Bà Kiệu (Vườn hoa tượng đài Cảm Tử); Vườn hoa Chí Linh (Lý Thái Tổ); Vườn hoa Con Cóc (Vườn hoa Diên Hồng); Vườn hoa Tao Đàn.
  • Loại 2: Giá trị trung bình 50%-80% có 1 Vườn hoa: Vườn hoa Nhà Hát Lớn.
  • Loại 3: Giá trị thấp < 50% có 7 Vườn hoa bao gồm: Vườn hoa Cửa Nam (Vườn hoa Bách Việt); Vườn hoa Thợ Nhuộm (Mê Linh); Vườn hoa Tây Sơn; Vườn hoa Cổ Tân; Vườn hoa Bác Cổ; Vườn hoa Hàng Vôi; Vườn hoa Phùng Hưng

Dựa theo kết quả nhận diện và đánh giá trên, có thể nghiên cứu các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan 13 vườn hoa một cách có hệ thống theo một góc nhìn, quan sát tổng thể, cả về không gian lẫn thời gian.

Kết luận

Hiện nay, 13 vườn hoa đang là các mối quan tâm của xã hội. Việc nghiên cứu và cải tạo các vườn hoa cần phải dựa trên sự phân loại và nhận diện theo các giá trị về địa điểm, bản sắc giá trị lịch sử, văn hóa đặc trưng và giá trị về kiến trúc quy hoạch. Ngoài các giá trị vật thể và phi vật thể, các vườn hoa cần được nghiên cứu và cải tạo theo hướng cốt lõi vẫn là một không gian xanh, sinh thái phục vụ cho các nhu cầu nghỉ ngơi của người dân tại khu vực quận Hoàn Kiếm – một không gian công cộng ngoài trời kết hợp với các yếu tố hiện đại, công nghệ. Văn hóa phải đi kèm với đổi mới, truyền thống phải kết hợp với hiện đại.

Ngoài việc phân tích một góc nhìn tổng thể về tất cả 13 vườn hoa, việc cải tạo 13 vườn hoa cần phải nghiên cứu, thống kê và đánh giá hiện trạng kỹ các yếu tố cấu thành của từng vườn hoa đó như: như cây xanh, cấu trúc giao thông đường dạo, bề mặt lát nền, chiếu sáng, các yếu tố hạ tầng kỹ thuật, các thiết bị cảnh quan, chiếu sáng và phòng cháy… Từ đó, đưa ra giải pháp cho các nhóm vườn hoa khác nhau và cụ thể đối với từng vườn hoa.

Mục đích cuối cùng là tạo ra các không gian xanh điểm nhấn, không lạc loài trong một tổng thể khung cảnh chung – Một Vườn hoa không chỉ đẹp, có lợi mà còn có tinh thần, nội dung. Cần từng bước tạo dựng từng vườn hoa với đặc thù, đặc trưng cảnh quan, tổ hợp công trình xung quanh khác nhau, nâng cao các giá trị văn hóa phi vật thể thông qua cách thiết kế cảnh quan để người dân, khách du lịch có thể hiểu và cảm nhận được cái hồn của quận Hoàn Kiếm hay văn hóa truyền thống, đó là những điểm nhấn XANH duyên dáng tạo cho quận Hoàn Kiếm Hà Nội trở nên một khu quận lõi có những nét độc đáo, sức sống và thú vị. 

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Xây Dựng (2010), Nghị định 37,38/2010/NĐ-CP 07/4/2010 về Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đô thị.
  2. Bộ Xây Dựng (1995) Quyết định 70 BXD/KT-QH 30/3/1995 của Bộ XD: QH Bảo vệ tôn tạo & phát triển KPC HN ban hành Điều lệ tạm thời về Quản lý xây dựng, bảo tồn và tôn tạo KPC HN (kèm theo QĐ 45/1999/QĐ - UB 04/6/1999 của UBND TP).
  3. Hàn Tất Ngạn (1999), Kiến trúc cảnh quan, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
  4. Nguyễn Quốc Thông (1995), Sách Thăng Long – Hà Nội. Mười thế kỷ đô thị hóa, NXB Xây dựng
  5. Nguyễn Quốc Thông (2015), Sách Lịch sử kiến trúc Việt Nam, Tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật.
  6. Nguyễn Thị Thu Thủy (1996), Kiến trúc phong cảnh, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
  7. Nguyễn Thị Thu Thủy (1997), Tổ chức và quản lí môi trường cảnh quan đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
  8. Đàm Thu Trang (2006), Thiết kế kiến trúc cảnh quan khu ở, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
  9. Phạm Anh Tuấn, Lê Khánh Ly (2020), Lịch sử vườn cảnh, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội.
  10. Reid GW. (2003), Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội.
  11. TCXDVN 362:2005 Quy hoạch cây xanh đô thị.
  12. Thông tư bộ của Bộ Xây Dựng số 20/2005/TT-BXD ngày 20/12/2005 Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị.

ThS. Doãn Minh Thu

Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch,

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Bài báo được đăng trên Tạp chí Kiến trúc Số T11/2022.