Những khoảng xanh hiện đại và ấn tượng trên thế giới
Bảo vệ Luận án Tiến sĩ cấp trường của Nghiên cứu sinh Phùng Thị Mỹ Hạnh
THÔNG CÁO BÁO CHÍ HỘI NGHỊ VÀ TRIỂN LÃM THÀNH TỰU CHI HỘI KIẾN TRÚC SƯ CẢNH QUAN VIỆT NAM
SỰ KIỆN HỘI THẢO XU HƯỚNG KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VIỆT NAM 2025 VÀ LỄ TRAO GIẢI ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 2024
BUỔI LỄ CHẤM GIẢI THƯỞNG ĐỒ ÁN SINH VIÊN TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN NĂM 2024
Từ những khu vườn nhỏ trong nước đến khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn, từ những dự án thiết kế đô thị đến công viên địa phương, danh sách dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số dự án xanh tốt nhất đặt thiên nhiên vào trọng tâm của kiến trúc.
Những người làm kiến trúc ngày càng quan tâm đến những dự án xanh. (Nhiếp ảnh: Timothy Schenck)
Khi nhiều người trong số chúng ta ngày càng có xu hướng tìm kiếm một nơi “ẩn náu” yên bình trong khu vườn của mình, trong các công viên địa phương hay khu bảo tồn thiên nhiên gần đó thì cũng là lúc những người làm kiến trúc ngày càng thiết kế nên những dự án xanh nâng tầm tuyệt đẹp, mang lại sự vui vẻ và thanh thản cho cuộc sống hiện đại ngày nay.
Các dự án bao gồm những khu vườn nhỏ trong nhà đến các biện pháp can thiệp đô thị dựa trên thực vật, cảnh quan kiến trúc đầy cây xanh và thậm chí là địa hình khô hạn của hệ thực vật sa mạc. Bài viết này sẽ dẫn người đọc đến với những dự án được thiết kế xanh mát, khuyến khích tác dụng cải thiện sức khỏe con người và tạo ra cân bằng trong thiên nhiên.
Đảo Bé, Hoa Kỳ
Một công viên công cộng mới đã được mở trên sông Hudson. Dự án xanh mát này bao gồm ba địa điểm biểu diễn mới ở New York, được thiết kế bởi Heatherwick Studio có trụ sở tại London – người đã được nhà từ thiện Barry Diller và Hudson River Park Trust mời tham gia dự án.
Công viên được xây dựng trên khoảng 289 cọc bê tông nhô lên từ mặt nước, như một chòm sao được điêu khắc ấn tượng, một thiên đường cho cả con người và động vật hoang dã được hòa mình vào với thiên nhiên và kết nối với nhau.
“Dự án bắt đầu khi chúng tôi được yêu cầu tạo nên cấu trúc điêu khắc để thiết kế một phần mới mở rọng cho lối đi dạo trong công viên Hudson” - Thomas Heatherwick, người sáng lập công ty kiến trúc cho biết - “Dự án này rất thú vị, chúng tôi nhận thấy cơ hội tạo ra trải nghiệm hấp dẫn hơn cho người dân New York khi xây dựng dựa trên di sản của thành phố và phát minh ra những không gian công cộng mới thú vị.
Chúng tôi có ý tưởng thiết kế dự án như một hòn đảo vườn hình chữ nhật tươi tốt, kết nối với vùng đất bằng những tấm ván rộng rãi làm cầu nối, thẳng hàng với lưới đường phố của New York. Cấu trúc cầu tàu nhấp nhô này thực sự độc đáo và không hề “đụng hàng”.
Cầu Swing, Vương quốc Anh
(Nhiếp ảnh: James Balston)
Là một dự án do cộng đồng Những người bạn của Khủng long Crystal Palace khởi xướng, cây cầu mới có vẻ ngoài trang nhã này là một phần của cảnh quan tại Công viên Crystal Palace nổi tiếng ở Nam London.
Cấu trúc của cây cầu được thiết kế bởi studio kiến trúc Tonkin Liu, lấy cảm hứng từ quá trình đắm mình trong suốt một thập kỷ của đội kiến trúc khi nghiên cứu các vấn đề về mô phỏng sinh học.
Dự án được xây dựng nhằm tạo ra một lối đi cần thiết và an toàn đến Quần đảo Khủng long của công viên và các khu trưng bày tác phẩm điêu khắc. Cầu Swing có thiết kế xoay với một nền tảng trung tâm; điều này cho phép cầu di chuyển và chỉ tiếp cận hòn đảo khi cần thiết, nhờ vậy mà có thể bảo vệ được các vật trưng bày trong công viên. Cầu được làm từ thép, cấu trúc có sức mạnh trực quan thông qua thiết kế và hình học lấy cảm hứng từ khung xương của nó.
Công viên Al Fey, Abu Dhabi
(Nhiếp ảnh: SLA / Philip Handforth)
Công viên Al Fey được tuyên bố là công viên đa dạng sinh học đô thị đầu tiên của Trung Đông, tự hào với sự đa dạng sinh học tuyệt vời về động vật hoang dã và trồng trọt, cũng như khí hậu đặc trưng riêng và được thiết kế bởi các chuyên gia kiến trúc cảnh quan Đan Mạch SLA.
“Khu đất xanh này nằm ở trung tâm thành phố Abu Dhabi, trải dài khoảng 27.500 mét vuông, là một kiểu công viên rừng mới ở Abu Dhabi. Thông qua nghiên cứu sâu rộng về hệ thực vật và động vật trong khu vực, chúng tôi đã tạo ra một mô hình mới về cách suy nghĩ và thiết kế khu vực công cộng ở Trung Đông.
Công viên Al Fay là nơi tôn vinh thiên nhiên và văn hóa bản địa của Abu Dhabi, đồng thời là ví dụ điển hình về cách tối đa hóa khí hậu, tăng chất lượng cuộc sống và cải thiện triệt để sự đa dạng sinh học của toàn bộ thành phố – tất cả đều nằm trên một bãi cát trống trước đây” – Hiệu trưởng và đối tác Rasmus Astrup cho biết.
Heaven and Earth, Trung Quốc
Heaven and Earth.
Được thiết kế và xây dựng cho triển lãm Hoa Thâm Quyến ở Trung Quốc, khu vườn này mang tên “Heaven and Earth” – là sản phẩm trí tuệ của văn phòng chuyên về thiết kế vườn và cảnh quan có tên McWilliam. Không gian này toát lên vẻ tinh tế, sâu sắc và thể hiện sự tôn trọng đối với cảnh quanh xung quanh.
“Nó có mối liên hệ giữa không gian và hình thức cũng như sự tương tác giữa rừng cây và nước, đất và bầu trời” – đội ngũ kiến trúc sư giải thích.
Yếu tố nước được kết hợp với các bề mặt lát đá, ánh sáng và cách trồng hoa văn. Một loạt các cọc kim loại thẳng đứng được đặt một cách bất thường, phản chiếu cây cối xung quanh. Một số cao khoảng 10m và mỗi chiếc có gắn một đèn LED nhỏ hoặc một vòi phun sương ở trên cùng, tăng thêm kích thước cho việc lắp đặt. Với thiết kế này, các chuyên gia sân vườn đã giành được Huy chương vàng của chương trình.
Vườn Marx Hidden Burle, Brazil
Vườn Marx Hidden Burle.
Một trong những tòa nhà văn phòng lấy cảm hứng từ chủ nghĩa hiện đại mang tính biểu tượng của Sao Paulo, Condomínio São Luiz được thiết kế bởi kiến trúc sư người Brazil Marcelo Fragelli vào năm 1984. Và điều mà nhiều người không biết đến là sự phát triển của một khu vườn do Burle Marx thiết kế “ẩn mình” trong khuôn viên của dự án này.
Giờ đây, một cuộc trùng tu khéo léo do Perkins & Will thực hiện sẽ biến khu vườn này thành nơi cho công chúng đến tham quan lần đầu tiên sau gần 40 năm.
Việc trang bị thêm của các kiến trúc sư bao gồm việc hợp nhất hai quầy lễ tân của không gian làm việc trước đây thành một sảnh trung tâm. Điều này cho phép loại bỏ các vách ngăn bao quanh tòa nhà, tạo ra lối vào khu vườn cho người đi bộ.
Phòng chờ, Somaliland
Phòng chờ Somaliland.
Là một dự án nhỏ do kiến trúc sư Rashid Ali cùng các sinh viên tại Abaarso Tech, trường kiến trúc đầu tiên ở Somaliland tạo ra và xây dựng, “Phòng chờ” là một công trình kiến trúc đầy ánh sáng có không khí mở, được xây dựng ở thành phố Hargeisa. Đây cũng là công trình kiến trúc đầu tiên trong thành phố được làm hoàn toàn bằng gỗ.
Tòa nhà nằm ngay bên ngoài văn phòng đăng ký đất đai của chính quyền thành phố, trong một sân chung và cung cấp nhiều không gian cần thiết để chờ đợi và giao lưu cho cả du khách và nhân viên.
Dự án kết nối người dùng với bối cảnh thiên nhiên đầy cây lá trong sân. Nhóm nghiên cứu giải thích: “Ý tưởng là thiết kế và xây dựng một tòa nhà nhỏ hiện đại, đồng thời giới thiệu và thử nghiệm các vật liệu, kỹ thuật xây dựng không quen thuộc tại địa phương“.
Terra Dominicata, Tây Ban Nha
(Nhiếp ảnh: Adria Goula)
Là một phần của trải nghiệm khách sạn và nhà máy rượu ở khu vực Tarragona, được gọi là Terra Dominicata, sân thượng và khu vườn rộng lớn này được thiết kế bởi văn phòng cảnh quan và kiến trúc Tây Ban Nha SCOB.
Lấy cảm hứng từ công viên tự nhiên Montsant xung quanh, thiết kế bao gồm việc tân trang lại một loạt các tòa nhà nông nghiệp bị bỏ hoang trước đây thuộc về một tu viện và một loạt không gian ngoài trời, từ sân nhỏ đến sân hiên lát đá và sàn hồ bơi.
Các kiến trúc sư cho biết: “Vật liệu, thảm thực vật, kết cấu và màu sắc cũng như cách xây dựng truyền thống là đại diện cho địa điểm cùng với di sản văn hóa và lịch sử của nó. Dựa trên cách thảm thực vật trong khu vực phát triển, những vườn nho xung quanh và thêm khung leo cho hoa tử đằng, nhóm đã tạo ra một thiên đường xanh”.
Vườn Samos, Hy Lạp
(Nhiếp ảnh: Georgos Kordakis)
Được tạo ra nhằm phục hồi một biệt thự lịch sử trên đảo Samos ở Hy Lạp, khu vườn này là sản phẩm trí tuệ của văn phòng kiến trúc OOAK có trụ sở tại Stockholm.
Các kiến trúc sư đã tham gia vào kế hoạch phát triển một chiến lược cảnh quan cho khuôn viên của khu đất để thêm một hồ bơi và xử lý khu vườn ở phía trước của tòa nhà chính và nhà khách. Nhóm nghiên cứu đã lấy cảm hứng từ hortus Concus thời trung cổ (những khu vườn bao quanh thời bấy giờ) và một không gian cây cối rậm rạp gần đó trong một tu viện kiên cố. Kết quả là một tấm thảm hình học bằng gạch tái chế đã ra đời, sỏi và thực vật được vun trồng tạo ra một môi trường cây cối xanh tươi và mềm mại. Điều này tương phản với hồ bơi màu đen được thiết kế tối giản và sắc nét nằm bên trong.
OOAK đã làm việc với các nhà nông nghiệp và làm vườn Marios Virlas có trụ sở tại Athens để có những lời khuyên và hiểu biết chuyên biệt về lĩnh vực làm vườn.
Vườn Brooklyn Heights, New York, Hoa Kỳ
(Nhiếp ảnh: Alan Tansey)
Văn phòng kiến trúc Worrell Yeung có trụ sở tại NYC đã lãnh đạo việc cải tạo không gian ngoài trời của ngôi nhà gia đình tại quận Historic Landmark ở Brooklyn Heights.
Nhiệm vụ bao gồm thiết kế các khu vườn phía trước và phía sau của một tòa nhà bằng đá nâu điển hình. Các kiến trúc sư cũng đảm bảo tinh chỉnh các chi tiết hiện có để hỗ trợ và nâng cao thiết kế mới; ví dụ: bằng cách khôi phục các chi tiết cổng và hàng rào bằng sắt rèn lịch sử ở lối vào phía trước và bằng cách mở rộng các lỗ mở bằng thép về phía sau, để mang lại nhiều ánh sáng vào nội thất và kết nối trực quan hơn trong nhà và ngoài trời.
Dự án có đá lát, trồng cây mới và cầu thang kim loại tùy chỉnh màu đen dẫn thẳng vào khu vườn nhỏ phía sau bên dưới.
Đường mòn OCT Quảng Minh, Trung Quốc
(Nhiếp ảnh: David Lloyd)
Được hình thành bởi công ty kiến trúc cảnh quan, quy hoạch và thiết kế đô thị quốc tế SWA Group, dự án là một tuyến đường lưu thông mới đã được lắp đặt tại quận Quảng Minh của Trung Quốc, nằm ở phía Bắc Thâm Quyến.
Phong cảnh núi rừng đẹp như tranh vẽ của khu vực là một điểm thu hút chính và hiện nay, hệ thống ba cây cầu nằm lơ lửng trên địa hình nhấp nhô cho phép du khách ngắm nhìn khung cảnh cây xanh trù phú từ một vị trí thuận lợi.
Đơn giản, hình học và năng động, thiết kế hiện đại của tuyến đường như mời gọi người đi bộ vào những khu vực rộng đầy cây cối của vùng nông thôn Trung Quốc. Khởi đầu là một dự án nhỏ hơn nhằm mở rộng và hoàn thiện đường chạy bộ và đi xe đạp trong khu vực, giờ đây dự án đã phát triển thành ‘một điểm đến mang tính biểu tượng giúp tăng thêm giá trị cho người dân địa phương và khách du lịch, đồng thời hỗ trợ các mục tiêu về cuộc sống lành mạnh và đô thị hóa.
Vườn cộng đồng Moor Lane, London, Vương quốc Anh
(Nhiếp ảnh: Jessica Bernard)
Mang thiên nhiên vào trung tâm đô thị của thủ đô nước Anh, một khu vườn cộng đồng mới đã được lắp đặt tại Thành phố London. Được thiết kế bởi công ty cảnh quan địa phương Wayward, với sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương và các nhóm cư dân, Tổng công ty Thành phố Luân Đôn và khu văn hóa của nó, Culture Mile, dự án có tên Moor Lane Community Garden.
Tác phẩm gồm một loạt các ngôi nhà được tạo hình bởi thảm thực vật lồng vào nhau với chân đế điêu khắc phía dưới, dự án được lấy cảm hứng từ đặc điểm của khu nhà ở Barbican gần đó và Bức tường London.
Được tạo ra như một dự án tạm thời, nhưng ít nhất là cho đến mùa hè năm sau, dự án này mang đến một luồng không khí trong lành và hoạt động như một nơi thử nghiệm cho một dự án cảnh quan trong tương lai ở Moor Lane.
ISPACE, Vườn quốc gia Val Calanca, Thụy Sĩ
(Nhiếp ảnh: Corrado Griggi)
Dự án này được thiết kế bởi công ty kiến trúc Davide Macullo, nằm ẩn mình trong vùng rừng cây trù phú bên ngoài làng Rossa, trong Thung lũng Calanca của Thụy Sĩ.
Được tạo ra với sự hỗ trợ của Quỹ RossArte, đô thị Rossa và Vườn quốc gia Thụy Sĩ Val Calanca, dự án có tên ISPACE làm từ những cấu trúc gỗ nhỏ mang đến một điểm nghỉ ngơi tự nhiên cho du khách đến thăm công viên.
Các kiến trúc sư cho biết: “ISPACE là một dự án được sinh ra từ ý tưởng kết hợp nghệ thuật và kiến trúc nhằm tạo ra môi trường kích thích mọi người nhận thức được ảnh hưởng của một không gian đến tâm trạng của họ. Đó là sự đánh giá lại lãnh thổ, cho phép chúng tôi khám phá lại mối liên kết của chúng tôi với thiên nhiên.” Cấu trúc này là cấu trúc đầu tiên trong một loạt các cách lắp đặt tương tự trong những khu rừng này.
Đài quan sát Landroom, Israel
(Nhiếp ảnh: Dan Bronfeld)
Sự hùng vĩ của thiên nhiên sẽ được toát lên khi trải dài trên những khu rừng xanh rậm rạp hay tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, hoặc môi trường sa mạc khô cằn. Kiến trúc sư người Pháp gốc Israel Ben Gitai gần đây đã hoàn thành một công trình kiến trúc nổi bật khai thác sức mạnh của thiên nhiên, đó chính là Đài quan sát Landroom được thiết kế để nhìn ra miệng núi lửa địa chất lớn nhất thế giới: Makhtesh Ramon trên sa mạc Negev.
Cấu trúc này được tạo ra như một ngôi sao điêu khắc và đài quan sát sa mạc, được làm hoàn toàn từ đá sa thạch địa phương và đá vôi khai thác từ mặt đất xung quanh, dự án được ngụy trang trong môi trường xung quanh. Nơi này cung cấp cho du khách một nơi trú ẩn khỏi ánh nắng mặt trời và một nơi để ngồi, thư giãn và ngắm nhìn khung cảnh tuyệt đẹp.
Công trình đặc biệt này được thiết kế để chỉ chứa hai người cùng một lúc.
Dream Within A Dream, Trung Quốc
(Nhiếp ảnh: Hình ảnh GreatAR)
Dream Within A Dream là một ý tưởng của Phòng thí nghiệm Wutopia có trụ sở tại Thượng Hải. Các kiến trúc sư giải thích: “Shanghai Huijian đã mời Phòng thí nghiệm Wutopia thiết kế một sân khấu phía trước trung tâm bán hàng cho dự án của họ ở Hồ Châu. Yêu cầu duy nhất từ khách hàng là làm cho nó khác đi.”
Nhóm nghiên cứu đã dựa trên sức mạnh của thiên nhiên và cảnh quan để tạo ra một môi trường thách thức các tiêu chuẩn về một ‘thành phố hiện đại’ là như thế nào. Kết cấu thép bao gồm một rừng khối lượng, màn hình đục lỗ và bề mặt trắng sáng, nơi chứa các ‘cảnh quan’ khác nhau, chẳng hạn như hang động, đồi, suối, đá, cao nguyên, thác nước và hình thành khán phòng.
Quảng trường Grosvenor, London, Vương quốc Anh
(Quảng trường Grosvenor)
Văn phòng kiến trúc Tonkin Liu là đơn vị chịu trách nhiệm tân trang lại quảng trường Grosvenor – quảng trường sân vườn lớn thứ hai ở thủ đô, được hình thành bởi 4 khu vườn lồng vào nhau dựa trên hình bầu dục ban đầu của dự án. Nguyên tắc mà Anna Liu và Mike Tonkin đã định hình thiết kế của họ là thông qua phản hồi từ người dân địa phương và người dân London, và ý kiến đóng góp từ các chuyên gia bao gồm Vườn bách thảo Hoàng gia Kew, LSE Cities và Tư vấn cơ sở hạ tầng xanh.
Kết quả là một thiết kế đầy hứa hẹn làm tăng đa dạng sinh học và tăng gấp đôi số lượng cây xanh trong không gian mở đã được hình thành. Quảng trường được làm mới sẽ bao gồm các khu vườn nhỏ chào đón du khách, chỗ ngồi có bóng râm dưới tán cây tạo cảm giác cởi mở và có cả khu vườn nước bí mật.
Vườn bách thảo Houston, Hoa Kỳ
(Nhiếp ảnh: Barrett Doherty)
Một hòn đảo trong hệ thống Bayou của Houston gần đây đã được tái giới thiệu là vườn thực vật đầu tiên của thành phố Hoa Kỳ. Công ty cảnh quan quốc tế West 8 là đơn vị đứng sau quá trình chuyển đổi này, bao gồm một bộ sưu tập các loài thực vật nhiệt đới, cận nhiệt đới và khô cằn từ khắp nơi trên thế giới. Nền tảng của mọi thứ trong hệ thực vật và động vật địa phương được thiết lập để giới thiệu sự đa dạng sinh học tuyệt vời của khu vực.
Donna, kiến trúc sư của văn phòng West 8 New York cho biết: “Mục đích của việc thiết kế địa điểm là tìm kiếm sự cân bằng trong tất cả các khía cạnh, từ trồng trọt và đất đai, địa hình và vật liệu". Đội ngũ thiết kế và xây dựng phải làm việc để nâng cao chất lượng của khu vực hiện có và hỗ trợ tính bền vững, đa dạng cũng như các yếu tố để làm cho trải nghiệm người dùng thoải mái nhất có thể. Chẳng hạn như một loạt 21 hầm bê tông vỏ mỏng nằm dọc theo chu vi của khu vườn, hay các hốc tường tạo ra các điểm nghỉ ngơi có bóng mát cho du khách.
Hương Lan biên dịch
(Người Đô Thị /Nguồn Wallpaper)